Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.75 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả chỉ tập trung tổng quan các nghiên cứu phân tích vai trò của các yếu tố về tổ chức và quản lý hoạt động tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ 263 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC CHẾ TÍN CHỈ Hà Thị Thanh Thủy, NCS1 Tóm tắt: Đào tạo theo tín chỉ là một hình thức đào tạo tiên tiến, mang lại hiệu quả cao đối với cả người học lẫn người dạy hiện nay. Yêu cầu cơ bản và quan trọng đối với sinh viên khi học theo học chế tín chỉ đó là vấn đề tự học. Tự học có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên trong môi trường dạy học, vì nếu không có tự học thì sinh viên không thể hoàn thành nhiệm vụ học tập theo phương châm “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tự học của sinh viên như năng lực, động cơ hứng thú học tập, phương pháp tự học của sinh viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất trường học, và các yếu tố liên quan đến tổ chức và quản lý hoạt động tự học cho sinh viên từ phía các trường đại học. Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả chỉ tập trung tổng quan các nghiên cứu phân tích vai trò của các yếu tố về tổ chức và quản lý hoạt động tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học. Từ khóa: tự học, học chế tín chỉ, trường đại học1. Đặt vấn đề Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày cànggiatăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìmchomình phương pháp học tập phù hợp. Trong đó quan trọng hơn hết là phươngpháptự học. Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người kháctruyền lại chính là quá trình học và tự học. Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành1 Trường Đại học Giáo dục; Email: thuyhtt@vnu.edu.vn; ĐT: 0974348680. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 264 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALLkỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thứctự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Đối với SV bậc đại học, việc tự học, tự nghiên cứu giữ vai trò vô cùng quantrọng. Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượngđào tạo, là con đường nhanh chóng đưa sự nghiệp giáo dục nước ta tiến kịp cácnước trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết 29 “Về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo” đã nêu rõ:” Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồidưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sángtạo của người học” [2]. Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu muốn học hỏi,muốn gia tăng sự hiểu biết để làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thứchọc tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học.Việc tự học sẽ giúp sinh viên hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanhchóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa sinh viên đếnkho tàng tri thức, là điều kiện giúp sinh viên thành công trong học tập. Tinh thần tựhọc có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau nhưsách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, nhữngkinh nghiệm sống của nhân dân.Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhântài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ ChíMinh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấmgương mà chúng ta cần noi theo. Với châm ngôn “Học, học nữa, học mãi”,học là một hoạt động không thể thiếuđối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Nhằm đáp ứng sự pháttriển của xã hội, việc tự họccó vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà tâm lý học duyvật biện chứng cho rằng: “bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lý con ngườilà quá trình tiếp thu và lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đãphát hiện, tích lũy và tồn tại dưới dạng hệ thống hóa tri thức khoa học”[10]. Theo lýthuyết hoạt động thì tâm lý con người chỉ được hình thành, phát triển và bộc lộ trongquá trình học tập của cá nhân, có nghĩa là sinh viên phải trực tiếp tham gia vào hoạtđộng. Tự học giúp sinh viên lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, có hứngthú. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu íchhơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năngđộng, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sungnhững khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học là con đường ngắnnhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Thêmvào đó, người có tinh thần tự học l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: