Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường Đại học Tài chính – Kế toán

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.77 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày ác yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường Đại học Tài chính – Kế toán. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học, đó là Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường Đại học Tài chính – Kế toán CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN Trần Thị Thanh Thanh1 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ họctập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán. Kết quả phân tích dữ liệucho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thái độ học tập của sinh viên tại trườngđại học, đó là Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Niềm tin củasinh viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai, trong đócác yếu tố Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Sự cải tiến vềchất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai đều có tương quan thuận và yếutố Niềm tin của sinh viên có tương quan nghịch đối với thái độ học tập của sinh viêntại trường đại học. Kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin hữu ích cho các tổ chứcgiáo dục đại học hiện nay. Từ khóa: Thái độ học tập của sinh viên; Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảngdạy của giảng viên; Niềm tin của sinh viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hộiviệc làm trong tương lai. 1. Mở đầu Hoạt động học tập của sinh viên là hướng tới việc trở thành người lao động có trìnhđộ sau khi tốt nghiệp đại học nên định hướng nghề nghiệp được thể hiện rõ nét trong suốtquá trình học tập của sinh viên. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo củanghề, tiếp cận và cập nhật kiến thức với sự phát triển của ngành nghề có ý nghĩa quantrọng thúc đẩy sinh viên tích cực tự giác học tập. Theo Fink (2003), nhu cầu học tập vàkỳ vọng của người học có thể thay đổi. Theo nghĩa này, khi người học biết được nhữnggì cần thiết để học sẽ làm cho quá trình học trở nên dễ dàng hơn. Học tập nhằm mục đíchkhông nhớ kiến ​​thức (học hời hợt) mà nhằm mục đích tìm hiểu kiến ​​thức, nỗ lực học tậpvà quan trọng nhất là có thể sử dụng kiến ​​thức (học sâu) (Holsapple, C. và Wu, J., 2008).Thái độ đối với việc học là yếu tố quan trọng đối với người học để thiết lập mục tiêu, khảnăng giải quyết vấn đề, niềm tin của họ đối với việc học, động lực bên trong, bên ngoàicủa họ trong quá trình học và tất cả các hoạt động học tập mà họ thực hiện. Hiện nayvới xu hướng toàn cầu hóa và áp lực thị trường trong lĩnh vực giáo dục đã và đang đặt rakhông ít thách thức đòi hỏi các trường đại học phải thường xuyên nâng cao chất lượng,đổi mới phương thức giảng dạy của cán bộ, giảng viên để đào tạo những sinh viên tốtnghiệp vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng thực tế, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng;thúc đẩy các tổ chức giáo dục đại học liên tục xem xét về nhu cầu trách nhiệm kinh tế vàcải thiện hiệu suất. Họ sẽ phải đối mặt với việc tuyển sinh đầu vào và áp lực tài chính nếu1 . ThS., Trường Đại học Tài chính - Kế toán 82 TRẦN THỊ THANH THANHhọ không thể đáp ứng sự hài lòng của sinh viên (Fink, L.D, 2003). Vì thế, các tổ chứcgiáo dục cần phải hiểu sinh viên bị ảnh hưởng trực tiếp những gì bởi thực tiễn quản lýcủa trường đại học, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ để chọn địa điểm choviệc học tập của họ. Giáo dục đại học ở nước ta hiện nay đã có sự thay đổi, như việc xácđịnh quan niệm, mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài (Luật Giáo dục ViệtNam, 2012). Tuy nhiên, trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, cũng mớichỉ đủ khả năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh…) kiếnthức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ (suy nghĩcó phương pháp - tư duy khoa học). Như vậy, rõ ràng là ngay cả khi chúng ta đổi mớimục tiêu giáo dục đại học thì mục tiêu này cũng không phù hợp với khả năng, cũng nhưchất lượng thực tế của nền giáo dục đại học trong nước. Nội dung chương trình giáo dụcđại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế như nội dung kiến thức đào tạocòn nặng về lý thuyết, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại họctrong nước và quốc tế, chương trình học còn nặng với thời lượng lớn (www.vanlanguni.edu.vn). Tất cả điều này ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học.Bởi mỗi sinh viên đều có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Việc địnhhướng nghề nghiệp diễn ra trong thời gian dài, có thể được thực hiện trong thời gian họcở trường đại học hoặc ngay cả sau khi tốt nghiệp đại học, định hướng nghề nghiệp lúcsinh viên đang học đại học thì do tinh thần chủ động của bản thân sinh viên, do ý thứchọc hỏi chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề phù hợp. Ngay cả sau khi tốt nghiệp sinhviên có thể tự rèn luyện, phát triển để phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau trong thịtrường lao động. Thông thường việc chọn lựa ngành học ở trường đại học quyết định đếnnghề nghiệp sau này của sinh viên nhưng thực tế không phải lúc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: