Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 400.68 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thông báo mua lại cổ phiếu của 115 doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2008 - 2017. Bằng việc sử dụng mô hình OLS Robust và WLS (bình phương nhỏ nhất có trọng số), kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô doanh nghiệp có tương quan ngược chiều với thông báo mua lại cổ phiếu và tỷ lệ đòn bẩy, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tương quan dương với thông báo mua lại cổ phiếu của công ty.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MUA LẠI CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH FACTORS AFFECTING THE SHARE REPURCHASE OF LISTED COMPANIES ON THE HO CHI MINH STOCK EXCHANGE Hoàng Thị Phương Anh, Vũ Minh Hà Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vuminhha@ueh.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thông báo mua lại cổ phiếu của 115 doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2008 - 2017. Bằng việc sử dụng mô hình OLS Robust và WLS (bình phương nhỏ nhất có trọng số), kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô doanh nghiệp có tương quan ngược chiều với thông báo mua lại cổ phiếu và tỷ lệ đòn bẩy, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tương quan dương với thông báo mua lại cổ phiếu của công ty. Từ khóa: Mua lại cổ phiếu, tỷ lệ giá trị mua lại cổ phiếu, OLS Robust, WLS. ABSTRACT This paper examines the impact of the factors affecting the share repurchase announcement of 115 listed company on on Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) from 2008 - 2017. Usingthe OLS Robust and WLS (Weighted least squares), experimental research results show that the size of a company has a negative relation and the leverage ratio and return of equity has positive relation with the share repurchase announcement of the company. Keywords: Share repurchase, stock repurchase value ratio, OLS Robust, WLS. 1. Giới thiệu Theo CA Program Curicculum, Level II (2018), mua lại cổ phiếu là một hình thức giao dịch mà doanh nghiệp mua lại cổ phiếu do chính doanh nghiệp đó đã phát hành bằng tiền mặt. Vì vậy, mua lại cổ phiếu được xem như hình thức thay thế của chia cổ tức bằng tiền mặt. Cổ phiếu được phát hành và sau đó được mua lại gọi là cổ phiếu quỹ. Loại cổ phiếu này không được xem xét để chia cổ tức, biểu quyết hay dùng để tính toán lợi nhuận trên cổ phiếu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành với mục đích tìm hiểu xem nguyên nhân thực sự đằng sau các quyết định thông báo mua lại của các nhà quản trị doanh nghiệp là gì. Các nghiên cứu cho rằng, doanh nghiệp mua lại cổ phiếu khi giá cổ phiếu của họ trên thị trường quá thấp và đây sẽ là cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn (Dann, 1983; Wansley, Lane và Sartar, 1989). Trong khi đó, Vermalaen (1981) lại đưa ra lý do cho việc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp là do các nhà điều hành (executives) muốn đạt tỷ lệ EPS (Earning Per Share) cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh nói riêng là thị trường chứng khoán còn non trẻ và đang phát triển, doanh nghiệp đang từng bước hội nhập thế giới. Thêm vào đó, quy định mua lại cổ phiếu được ban hành khá trễ so với các nước khác trên toàn thế giới cộng với giai đoạn suy thoái thị trường trong những năm qua khiến các cổ đông và nhà đầu tư hình thành tâm lý chủ quan rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện chia lại cổ tức để phân phối tiền mặt cho các cổ đông. Nhưng với số lượng cổ phiếu được thông báo mua lại bắt đầu tăng từ 2015 và tăng cao từ cuối năm 2017 có thể thấy rằng mua lại cổ phiếu đang trở thành công cụ tài chính tối ưu ở các công ty trên sàn chứng khoán HOSE. Vì vậy, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp trên sàn HOSE thay vì thực hiện các chiến lược tài chính khác như chia cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt,… là một vấn 638 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đề quan trọng cần được quan tâm. Do đó, nghiên cứu này muốn tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu để từ đó tìm ra động cơ thật sự của các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đưa ra các kế hoạch chiến lược tài chính cho công ty. Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ giúp các cổ đông và các nhà đầu tư có góc nhìn bao quát hơn và hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như tác động của sự kiện thông báo mua lại, từ đó giúp cho các nhà đầu tư có được quyết định đúng đắn hơn trong các quyết định đầu tư của mình. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Cơ sở lý thuyết của động cơ mua lại cổ phiếu 2.1.1. Lý thuyết tín hiệu Theo Vermaelen (1981), Lý thuyết tín hiệu là một trong những động cơ chủ yếu khiến các công ty quyết định mua lại. Lý thuyết này dựa trên hai giả thuyết: Thông tin bất cân xứng và việc bị định giá thấp. Thông tin bất cân xứng được hiểu là nhà quản trị hiểu rõ nội bộ của doanh nghiệp hơn các nhà đầu tư bên ngoài, chẳng hạn là giá trị thực của công ty hay triển vọng của công ty trong thời gian tương lai. Chính vì vậy, ban quản trị công ty quyết định mua lại để thông báo với thị trường rằng, họ không chấp nhận mức giá hiện tại của công ty họ được đánh giá trên thị trường hoặc để báo hiệu tiềm năng hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai. Các nhà quản trị tin tưởng vào hiệu suất hoạt động của công ty: Lợi nhuận dài hạn sẽ cao hơn mức thị trường dự kiến hoặc dòng tiền ít gặp biến động, vì thế mà rủi ro hệ thống của cổ phiếu sẽ không thể tăng lên. Cũng đồng quan điểm trên, Hung và Chen (2010) cũng kết luận rằng, Lý thuyết tín hiệu góp phần cung cấp thông tin mới và khẳng định niềm tin về hiệu quả hoạt động của công ty. Còn đối với Dittmar (2000), tác giả kết luận rằng việc doanh nghiệp bị định giá sai bắt nguồn từ thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và nhà quản trị. Theo Fried (2001), khi muốn thể hiện sự không bằng lòng về việc giá trị doanh nghiệp bị định giá thấp hay muốn tối đa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MUA LẠI CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH FACTORS AFFECTING THE SHARE REPURCHASE OF LISTED COMPANIES ON THE HO CHI MINH STOCK EXCHANGE Hoàng Thị Phương Anh, Vũ Minh Hà Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vuminhha@ueh.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thông báo mua lại cổ phiếu của 115 doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2008 - 2017. Bằng việc sử dụng mô hình OLS Robust và WLS (bình phương nhỏ nhất có trọng số), kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô doanh nghiệp có tương quan ngược chiều với thông báo mua lại cổ phiếu và tỷ lệ đòn bẩy, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tương quan dương với thông báo mua lại cổ phiếu của công ty. Từ khóa: Mua lại cổ phiếu, tỷ lệ giá trị mua lại cổ phiếu, OLS Robust, WLS. ABSTRACT This paper examines the impact of the factors affecting the share repurchase announcement of 115 listed company on on Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) from 2008 - 2017. Usingthe OLS Robust and WLS (Weighted least squares), experimental research results show that the size of a company has a negative relation and the leverage ratio and return of equity has positive relation with the share repurchase announcement of the company. Keywords: Share repurchase, stock repurchase value ratio, OLS Robust, WLS. 1. Giới thiệu Theo CA Program Curicculum, Level II (2018), mua lại cổ phiếu là một hình thức giao dịch mà doanh nghiệp mua lại cổ phiếu do chính doanh nghiệp đó đã phát hành bằng tiền mặt. Vì vậy, mua lại cổ phiếu được xem như hình thức thay thế của chia cổ tức bằng tiền mặt. Cổ phiếu được phát hành và sau đó được mua lại gọi là cổ phiếu quỹ. Loại cổ phiếu này không được xem xét để chia cổ tức, biểu quyết hay dùng để tính toán lợi nhuận trên cổ phiếu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành với mục đích tìm hiểu xem nguyên nhân thực sự đằng sau các quyết định thông báo mua lại của các nhà quản trị doanh nghiệp là gì. Các nghiên cứu cho rằng, doanh nghiệp mua lại cổ phiếu khi giá cổ phiếu của họ trên thị trường quá thấp và đây sẽ là cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn (Dann, 1983; Wansley, Lane và Sartar, 1989). Trong khi đó, Vermalaen (1981) lại đưa ra lý do cho việc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp là do các nhà điều hành (executives) muốn đạt tỷ lệ EPS (Earning Per Share) cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh nói riêng là thị trường chứng khoán còn non trẻ và đang phát triển, doanh nghiệp đang từng bước hội nhập thế giới. Thêm vào đó, quy định mua lại cổ phiếu được ban hành khá trễ so với các nước khác trên toàn thế giới cộng với giai đoạn suy thoái thị trường trong những năm qua khiến các cổ đông và nhà đầu tư hình thành tâm lý chủ quan rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện chia lại cổ tức để phân phối tiền mặt cho các cổ đông. Nhưng với số lượng cổ phiếu được thông báo mua lại bắt đầu tăng từ 2015 và tăng cao từ cuối năm 2017 có thể thấy rằng mua lại cổ phiếu đang trở thành công cụ tài chính tối ưu ở các công ty trên sàn chứng khoán HOSE. Vì vậy, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp trên sàn HOSE thay vì thực hiện các chiến lược tài chính khác như chia cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt,… là một vấn 638 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đề quan trọng cần được quan tâm. Do đó, nghiên cứu này muốn tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu để từ đó tìm ra động cơ thật sự của các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đưa ra các kế hoạch chiến lược tài chính cho công ty. Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ giúp các cổ đông và các nhà đầu tư có góc nhìn bao quát hơn và hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như tác động của sự kiện thông báo mua lại, từ đó giúp cho các nhà đầu tư có được quyết định đúng đắn hơn trong các quyết định đầu tư của mình. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Cơ sở lý thuyết của động cơ mua lại cổ phiếu 2.1.1. Lý thuyết tín hiệu Theo Vermaelen (1981), Lý thuyết tín hiệu là một trong những động cơ chủ yếu khiến các công ty quyết định mua lại. Lý thuyết này dựa trên hai giả thuyết: Thông tin bất cân xứng và việc bị định giá thấp. Thông tin bất cân xứng được hiểu là nhà quản trị hiểu rõ nội bộ của doanh nghiệp hơn các nhà đầu tư bên ngoài, chẳng hạn là giá trị thực của công ty hay triển vọng của công ty trong thời gian tương lai. Chính vì vậy, ban quản trị công ty quyết định mua lại để thông báo với thị trường rằng, họ không chấp nhận mức giá hiện tại của công ty họ được đánh giá trên thị trường hoặc để báo hiệu tiềm năng hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai. Các nhà quản trị tin tưởng vào hiệu suất hoạt động của công ty: Lợi nhuận dài hạn sẽ cao hơn mức thị trường dự kiến hoặc dòng tiền ít gặp biến động, vì thế mà rủi ro hệ thống của cổ phiếu sẽ không thể tăng lên. Cũng đồng quan điểm trên, Hung và Chen (2010) cũng kết luận rằng, Lý thuyết tín hiệu góp phần cung cấp thông tin mới và khẳng định niềm tin về hiệu quả hoạt động của công ty. Còn đối với Dittmar (2000), tác giả kết luận rằng việc doanh nghiệp bị định giá sai bắt nguồn từ thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và nhà quản trị. Theo Fried (2001), khi muốn thể hiện sự không bằng lòng về việc giá trị doanh nghiệp bị định giá thấp hay muốn tối đa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình tăng trưởng kinh tế Mua lại cổ phiếu Tỷ lệ giá trị mua lại cổ phiếu Sở Giao dịch Chứng khoán Mô hình OLS RobustGợi ý tài liệu liên quan:
-
293 trang 302 0 0
-
Mối quan hệ giữa dòng tiền và đầu tư của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
3 trang 155 0 0 -
Sở giao dịch chứng khoán trong thời kỳ hội nhập và quốc tế hóa
6 trang 137 0 0 -
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 130 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
124 trang 110 0 0
-
12 trang 110 0 0
-
346 trang 104 0 0
-
Chủ nghĩa hướng ngoại và ý định mua hàng ngoại của người tiêu dùng đô thị Việt Nam
14 trang 81 1 0 -
Yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh: Thực tiễn các công ty chứng khoán Việt Nam
3 trang 67 0 0