Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng di cư việc làm của hộ gia đình tại Việt Nam
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 611.74 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này được thực hiện nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Yếu tố nào thúc đẩy hộ gia đình tại Việt Nam gửi thành viên di cư làm việc?”. Điều mà rất ít các nghiên cứu thực hiện cho tới thời điểm này tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng di cư việc làm của hộ gia đình tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG DI CƯ VIỆC LÀM CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM DETERMINANTS OF THE MIGRATION FOR EMPLOYEMENT AMONG FAMILIES IN VIETNAM NCS. Nguyễn Thị Phương Thảo ThS. Nguyễn Ngọc Nam ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Từ khóa: Di cư việc làm, Đặc trưng nhân khẩu Abstract Migration is an element of the development, especially in deveping countries. A number of researches confirmed that the major reason why people want to move from one place to another might be economic and this type of migration mainly is for employment. In Vietnam, since Doi Moi, along with the fast economic growing the migration has been increasing and has only a great contribution to the development but also brings more challenges for the society. This study uses Logit regression method for the panel data of VHLSS in order to estimate the migration probability of the household. The result shows that demographic characteristics of the head of a household (gender, age, marital status), household characteristics (family size, average years of schooling, dependency ratio, living place) and economic situation (per capita income, debt, especially remittance) impact significantly the migration trend. It is suggested that it is necessary to collect a complete and accurate data about the migration, to manage the free migration well and to have a proper policies for people left behind a migration as well as create more jobs for people in their hometown. Keywords: Migration for employment, Demographic characteristics 822 1. Giới thiệu Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế hơn 30 năm qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của làn sóng di cư (trong nước và ra nước ngoài) mạnh mẽ. Trong bốn xu hướng di cư nội địa bao gồm nông thôn - thành thị; nông thôn - nông thôn, thành thị - thành thị và thành thị - nông thôn thì chiều hướng di cư từ nông thôn thành thị là chủ yếu và nguyên nhân chính khiến người dân di cư là vì việc làm. Di cư lao động đặc biệt là di cư trong nước là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các quốc gia đang phát triển. Theo số liệu công bố trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank, 2016), trong khi thế giới có khoảng 250 triệu người di cư quốc tế thì số người di cư nội địa cao gấp ba lần với 763 triệu người. Di cư vừa là động lực thúc đẩy, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Ở Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư (đặc biệt là di cư trong nước) di chuyển tới các nơi khác để sinh sống, làm việc, và sự khác biệt về điều kiện sống giữa các vùng cũng là động lực khiến người dân di cư. Theo kết quả nghiên cứu từ Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015 do Tổng cục thống kê tiến hành (2016) cho thấy, cả nước có trên 12 triệu người di cư, tương đương 13,6% dân số và trong 4 nhóm lý do chính, nhóm lý do liên quan đến công việc/kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,7%. Di cư đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua quá trình dịch chuyển lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp và trong các khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Di cư không chỉ góp phần tăng phúc lợi và an sinh cho người di cư thông qua việc tạo thu nhập cao và đa dạng hóa các nguồn thu nhập, mà nó còn mang lại lợi ích cho các hộ gia đình và cộng đồng có người di cư thông qua việc nhận được các khoản tiền gửi về quê hương của người di cư. Di cư được đánh giá là một phương kế có thể đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế cả ở cấp quốc gia và hộ gia đình và có thể thúc đẩy mối quan hệ giữa nơi đi và nơi đến từ đó góp phần làm giảm sự khác biệt giữa các vùng. Bài viết này được thực hiện nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Yếu tố nào thúc đẩy hộ gia đình tại Việt Nam gửi thành viên di cư làm việc?”. Điều mà rất ít các nghiên cứu thực hiện cho tới thời điểm này tại Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm di cư Từ “migration”, có nguồn gốc từ tiếng Latin “migrate”, có nghĩa là thay đổi một nơi cư trú. Encyclopaedia Americana định nghĩa thuật ngữ này là một sự di chuyển tự nguyện của một số lượng đáng kể những người từ một môi trường quen thuộc đến một môi trường mới. Bách khoa toàn thư về khoa học xã hội đã định nghĩa nó là sự di chuyển tương đối lâu dài của những người ở một khoảng cách đáng kể. Trong bách khoa toàn thư về dân số quốc tế, di cư được định nghĩa là sự di chuyển theo địa lý liên quan đến sự thay ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng di cư việc làm của hộ gia đình tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG DI CƯ VIỆC LÀM CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM DETERMINANTS OF THE MIGRATION FOR EMPLOYEMENT AMONG FAMILIES IN VIETNAM NCS. Nguyễn Thị Phương Thảo ThS. Nguyễn Ngọc Nam ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Từ khóa: Di cư việc làm, Đặc trưng nhân khẩu Abstract Migration is an element of the development, especially in deveping countries. A number of researches confirmed that the major reason why people want to move from one place to another might be economic and this type of migration mainly is for employment. In Vietnam, since Doi Moi, along with the fast economic growing the migration has been increasing and has only a great contribution to the development but also brings more challenges for the society. This study uses Logit regression method for the panel data of VHLSS in order to estimate the migration probability of the household. The result shows that demographic characteristics of the head of a household (gender, age, marital status), household characteristics (family size, average years of schooling, dependency ratio, living place) and economic situation (per capita income, debt, especially remittance) impact significantly the migration trend. It is suggested that it is necessary to collect a complete and accurate data about the migration, to manage the free migration well and to have a proper policies for people left behind a migration as well as create more jobs for people in their hometown. Keywords: Migration for employment, Demographic characteristics 822 1. Giới thiệu Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế hơn 30 năm qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của làn sóng di cư (trong nước và ra nước ngoài) mạnh mẽ. Trong bốn xu hướng di cư nội địa bao gồm nông thôn - thành thị; nông thôn - nông thôn, thành thị - thành thị và thành thị - nông thôn thì chiều hướng di cư từ nông thôn thành thị là chủ yếu và nguyên nhân chính khiến người dân di cư là vì việc làm. Di cư lao động đặc biệt là di cư trong nước là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các quốc gia đang phát triển. Theo số liệu công bố trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank, 2016), trong khi thế giới có khoảng 250 triệu người di cư quốc tế thì số người di cư nội địa cao gấp ba lần với 763 triệu người. Di cư vừa là động lực thúc đẩy, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Ở Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư (đặc biệt là di cư trong nước) di chuyển tới các nơi khác để sinh sống, làm việc, và sự khác biệt về điều kiện sống giữa các vùng cũng là động lực khiến người dân di cư. Theo kết quả nghiên cứu từ Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015 do Tổng cục thống kê tiến hành (2016) cho thấy, cả nước có trên 12 triệu người di cư, tương đương 13,6% dân số và trong 4 nhóm lý do chính, nhóm lý do liên quan đến công việc/kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,7%. Di cư đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua quá trình dịch chuyển lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp và trong các khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Di cư không chỉ góp phần tăng phúc lợi và an sinh cho người di cư thông qua việc tạo thu nhập cao và đa dạng hóa các nguồn thu nhập, mà nó còn mang lại lợi ích cho các hộ gia đình và cộng đồng có người di cư thông qua việc nhận được các khoản tiền gửi về quê hương của người di cư. Di cư được đánh giá là một phương kế có thể đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế cả ở cấp quốc gia và hộ gia đình và có thể thúc đẩy mối quan hệ giữa nơi đi và nơi đến từ đó góp phần làm giảm sự khác biệt giữa các vùng. Bài viết này được thực hiện nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Yếu tố nào thúc đẩy hộ gia đình tại Việt Nam gửi thành viên di cư làm việc?”. Điều mà rất ít các nghiên cứu thực hiện cho tới thời điểm này tại Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm di cư Từ “migration”, có nguồn gốc từ tiếng Latin “migrate”, có nghĩa là thay đổi một nơi cư trú. Encyclopaedia Americana định nghĩa thuật ngữ này là một sự di chuyển tự nguyện của một số lượng đáng kể những người từ một môi trường quen thuộc đến một môi trường mới. Bách khoa toàn thư về khoa học xã hội đã định nghĩa nó là sự di chuyển tương đối lâu dài của những người ở một khoảng cách đáng kể. Trong bách khoa toàn thư về dân số quốc tế, di cư được định nghĩa là sự di chuyển theo địa lý liên quan đến sự thay ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Di cư việc làm Đặc trưng nhân khẩu Di cư lao động Quá trình di cư lao động Vai trò của mạng lưới xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Di cư, biến đổi khí hậu, và thất nghiệp ở Châu Á
41 trang 26 0 0 -
Vận dụng lý thuyết Hút - Đẩy của Everett S.Lee định về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay
7 trang 16 0 0 -
9 trang 14 0 0
-
95 trang 13 0 0
-
6 trang 13 0 0
-
Một số đặc điểm di cư lao động ở Hà Nội
12 trang 13 0 0 -
Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
87 trang 12 0 0 -
Thực trạng và xu hướng di cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
9 trang 12 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 13 - James Riedel
11 trang 12 0 0 -
Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long - Ngô Thị Phương Lan
11 trang 11 0 0