Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhập
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 623.65 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này ngoài việc đề cập tới một số nội dung như: Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT, mục tiêu phát triển KNGT cho trẻ KTTT và giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non, thì tập trung chủ yếu vào phân tích 3 yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT bao gồm các yếu tố: Khả năng của trẻ khuyết tật trí tuệ, năng lực chuyên môn của giáo viên và môi trường chơi ở trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhậpHỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỒ SỸ HÙNG Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt: Mục tiêu phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) trong môi trường giáo dục hòa nhập là giúp cho trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, trẻ tích cực tương tác với mọi người xung quanh. Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp (KNGT) cho trẻ KTTT chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này ngoài việc đề cập tới một số nội dung như: phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT, mục tiêu phát triển KNGT cho trẻ KTTT và giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non, thì tập trung chủ yếu vào phân tích 3 yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT bao gồm các yếu tố: khả năng của trẻ khuyết tật trí tuệ, năng lực chuyên môn của giáo viên và môi trường chơi ở trường mầm non. Đây sẽ là cơ sở để các nhà giáo dục tổ chức các hoạt động nhằm phát triển KNGT cho trẻ KTTT đạt hiệu quả hơn. Từ khóa: Phát triển kĩ năng giao tiếp; trẻ khuyết tật trí tuệ; môi trường giáo dục hòa nhập; yếu tố ảnh hưởng.1. MỞ ĐẦU Khuyết tật trí tuệ là một rối loạn khởi phát trong thời kỳ phát triển bao gồm suy giảm cảchức năng trí tuệ và chức năng thích ứng trong lĩnh vực nhận thức, xã hội và thực hành (APA)2013). Nhiều trẻ KTTT gặp khó khăn và hạn chế trong giao tiếp, chính khó khăn này là rào cảnkhiến trẻ khó thiết lập các mối quan hệ xã hội và thiếu chủ động khi tham gia vào các hoạt ởtrường mầm non. Vì vậy phát triển kỹ năng giao tiếp là mục tiêu giáo dục quan trọng trongcông tác giáo dục hòa nhập (GDHN) trẻ KTTT hiện nay. Môi trường GDHN có vai trò rất lớn đến sự phát triển của trẻ KTTT nói chung và KNGTcủa trẻ nói riêng. Các hoạt động trong trường mầm non luôn hướng đến việc hỗ trợ trẻ KTTTgiao tiếp và phát triển các lĩnh vực khác. Sự phát triển KNGT của trẻ KTTT luôn phụ thuộc vàonhiều yếu tố trong đó, có cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan. Các nghiên cứu về sự phát triển KNGT của trẻ KTTT trong những năm gần đây đã tậptrung vào nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó nhiều tác giả đã chỉ ra vai trò to lớn của các hoạtđộng giáo dục ở trường học đến sự phát triển của trẻ KNGT của trẻ. Trong đó tác giả Sunishcho rằng hoạt động vui chơi có nhiều ưu thế trong việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT (Sunish2013). Thông qua trò chơi phát triển kỹ năng tương tác lần lượt, biết sử dụng các phương tiệngiao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để duy trì nội dung chơi (Kaiser, Hester, and McDuffie2001), (Sigafoos and Arthur 2003). Tác giả Đinh Nguyễn Trang Thu cũng đưa ra một số biệnpháp giáo dục KNGT cho trẻ trong trường tiểu học hòa nhập (Thu, 2017). Môi trường GDHNtạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác với nhau bằng ngôn ngữ và kích thích trẻ bộc lộ các KNGT.Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở trường mầm non vẫncòn nhiều hạn chế, việc phát triển KNGT cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Để nângcao hiệu quả phát triển KNGT cho trẻ KTTT trong môi trường GDHN người giáo viên cần nắmrõ những yếu tố tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự phát triển KNGT của trẻ. Chínhvì vậy nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KNGT của trẻ KTTT là việc làmcần thiết và có ý nghĩa lớn trong công tác can thiệp, hỗ trợ trẻ KTTT học hòa nhập ở các trườngmầm non hiện nay. 177TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 20192. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ Phát triển được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên. Quá trình vậnđộng đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.Trong tâm lý học, phát triển được hiểu như là một quá trình trưởng thành liên tục trong sự tựnhận thức của trẻ, bao gồm các giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao, giai đoạn trước là tiền đềcủa giai đoạn sau. Trong giáo dục học, phát triển là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấpđến cao, từ đơn giản đến phức tạp, là quá trình biến đổi về chất, nảy sinh cái mới tiến bộ hơnso với trước. Sự phát triển này là quá trình trẻ học và đạt được các kỹ năng trong một giai đoạnnhất định. Biểu hiện của quá trình phát triển KNGT ở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhậpHỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỒ SỸ HÙNG Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt: Mục tiêu phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) trong môi trường giáo dục hòa nhập là giúp cho trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, trẻ tích cực tương tác với mọi người xung quanh. Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp (KNGT) cho trẻ KTTT chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này ngoài việc đề cập tới một số nội dung như: phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT, mục tiêu phát triển KNGT cho trẻ KTTT và giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non, thì tập trung chủ yếu vào phân tích 3 yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT bao gồm các yếu tố: khả năng của trẻ khuyết tật trí tuệ, năng lực chuyên môn của giáo viên và môi trường chơi ở trường mầm non. Đây sẽ là cơ sở để các nhà giáo dục tổ chức các hoạt động nhằm phát triển KNGT cho trẻ KTTT đạt hiệu quả hơn. Từ khóa: Phát triển kĩ năng giao tiếp; trẻ khuyết tật trí tuệ; môi trường giáo dục hòa nhập; yếu tố ảnh hưởng.1. MỞ ĐẦU Khuyết tật trí tuệ là một rối loạn khởi phát trong thời kỳ phát triển bao gồm suy giảm cảchức năng trí tuệ và chức năng thích ứng trong lĩnh vực nhận thức, xã hội và thực hành (APA)2013). Nhiều trẻ KTTT gặp khó khăn và hạn chế trong giao tiếp, chính khó khăn này là rào cảnkhiến trẻ khó thiết lập các mối quan hệ xã hội và thiếu chủ động khi tham gia vào các hoạt ởtrường mầm non. Vì vậy phát triển kỹ năng giao tiếp là mục tiêu giáo dục quan trọng trongcông tác giáo dục hòa nhập (GDHN) trẻ KTTT hiện nay. Môi trường GDHN có vai trò rất lớn đến sự phát triển của trẻ KTTT nói chung và KNGTcủa trẻ nói riêng. Các hoạt động trong trường mầm non luôn hướng đến việc hỗ trợ trẻ KTTTgiao tiếp và phát triển các lĩnh vực khác. Sự phát triển KNGT của trẻ KTTT luôn phụ thuộc vàonhiều yếu tố trong đó, có cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan. Các nghiên cứu về sự phát triển KNGT của trẻ KTTT trong những năm gần đây đã tậptrung vào nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó nhiều tác giả đã chỉ ra vai trò to lớn của các hoạtđộng giáo dục ở trường học đến sự phát triển của trẻ KNGT của trẻ. Trong đó tác giả Sunishcho rằng hoạt động vui chơi có nhiều ưu thế trong việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT (Sunish2013). Thông qua trò chơi phát triển kỹ năng tương tác lần lượt, biết sử dụng các phương tiệngiao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để duy trì nội dung chơi (Kaiser, Hester, and McDuffie2001), (Sigafoos and Arthur 2003). Tác giả Đinh Nguyễn Trang Thu cũng đưa ra một số biệnpháp giáo dục KNGT cho trẻ trong trường tiểu học hòa nhập (Thu, 2017). Môi trường GDHNtạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác với nhau bằng ngôn ngữ và kích thích trẻ bộc lộ các KNGT.Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở trường mầm non vẫncòn nhiều hạn chế, việc phát triển KNGT cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Để nângcao hiệu quả phát triển KNGT cho trẻ KTTT trong môi trường GDHN người giáo viên cần nắmrõ những yếu tố tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự phát triển KNGT của trẻ. Chínhvì vậy nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KNGT của trẻ KTTT là việc làmcần thiết và có ý nghĩa lớn trong công tác can thiệp, hỗ trợ trẻ KTTT học hòa nhập ở các trườngmầm non hiện nay. 177TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 20192. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ Phát triển được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên. Quá trình vậnđộng đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.Trong tâm lý học, phát triển được hiểu như là một quá trình trưởng thành liên tục trong sự tựnhận thức của trẻ, bao gồm các giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao, giai đoạn trước là tiền đềcủa giai đoạn sau. Trong giáo dục học, phát triển là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấpđến cao, từ đơn giản đến phức tạp, là quá trình biến đổi về chất, nảy sinh cái mới tiến bộ hơnso với trước. Sự phát triển này là quá trình trẻ học và đạt được các kỹ năng trong một giai đoạnnhất định. Biểu hiện của quá trình phát triển KNGT ở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kĩ năng giao tiếp Giáo dục kỹ năng giao tiếp Trẻ khuyết tật trí tuệ Môi trường giáo dục hòa nhập Chương trình giáo dục mầm nonGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt
12 trang 249 0 0 -
Quyết định số 411/QĐ-UBND 2013
5 trang 52 0 0 -
Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND 2013
13 trang 43 0 0 -
Một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói
6 trang 38 0 0 -
9 trang 37 0 0
-
Kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục
9 trang 34 0 0 -
45 trang 33 0 0
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên - Nội dung 2: Giáo dục mầm non năm học 2017-2018
36 trang 32 0 0 -
Thiết kế trò chơi phát triển tính kiên trì trong góc học tập theo hướng tiếp cận Montessori
3 trang 31 0 0 -
Một số trò chơi học tập giúp trẻ mầm non làm quen với biểu tượng về tập hợp - số - phép đếm
7 trang 31 0 0