Bài viết này sẽ phân tích cơ sở khoa học của khởi nghiệp sáng tạo có thể thành công, cũng như yêu cầu của những chính sách hỗ trợ để đảm bảo tăng trưởng, cũng như thực trạng phát triển của các khởi nghiệp Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố quyết định thành công của một khởi nghiệp sáng tạo và vấn đề thực tế của Việt Nam
CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA MỘT KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
VÀ VẤN ĐỀ THỰC TẾ CỦA VIỆT NAM
Phạm Đức Chính* - Phạm Hồng Quất**
1 2
Trần Thị Hồng Liên***- Trần Quang Văn****
3 4
TÓM TẮT: Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhưng, khởi
nghiệp không phải là một thứ mốt thời thượng mà sử dụng nó người ta có thể trở thành triệu phú, người
giầu có trong một thời gian ngắn. Khởi nghiệp như một sự khởi đầu trên con đường nhận thức các thay đổi
đang diễn ra quanh chúng ta và xác định lại các ưu tiên trong thiết kế mô hình kinh doanh. Khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo là khả năng của một cá nhân trong việc chuyển ý tưởng kinh doanh thành hành động, bao
gồm sự sáng tạo, sự đổi mới và chấp nhận mạo hiểm, cũng như khả năng lên kế hoạch và quản trị những
dự án để đạt được mục tiêu. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ tạo nên những doanh nghiệp dựa trên sự đổi
mới với những lợi thế cạnh tranh rõ ràng và tiềm năng tăng trưởng cao, theo đuổi những cơ hội toàn cầu
và đóng góp cao vào sự phát triển kinh tế của quốc gia, khai thác hiệu quả các nguồn lực địa phương, góp
phần xóa đói giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội.
Tuy nhiên, để có thể thích ứng với mỗi giai đoạn phát triển, với mỗi nhà sáng lập trong một điều kiện môi
trường nhất định, doanh nghiệp khởi nghiệp có nhu cầu cần được hỗ trợ khác nhau. Các chính sách của
Chính phủ và cộng đồng cần tính tới yếu tố này để đảm bảo sự hỗ trợ được cung cấp đúng địa chỉ, đúng
thời điểm. Bài viết này sẽ phân tích cơ sở khoa học của khởi nghiệp sáng tạo có thể thành công, cũng như
yêu cầu của những chính sách hỗ trợ để đảm bảo tăng trưởng, cũng như thực trạng phát triển của các khởi
nghiệp Việt Nam hiện nay.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
1.1.Khởi nghiệp và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Khởi nghiệp. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khởi nghiệp. Khởi nghiệp có thể hiểu là sự cam
kết của một hoặc nhiều người về việc khởi động thành lập doanh nghiệp, phát triển một sản phẩm hay
dịch vụ, mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động hoặc một hoạt động sinh lợi nào đó. Khởi nghiệp
nghĩa là tạo ra những giá trị lợi ích cho con người hoặc cho nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông trong
doanh nghiệp, cho người lao động, cho cộng đồng, nhà nước và xã hội. Khởi nghiệp bằng việc thành
lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển
kinh tế và xã hội, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hỗ trợ việc hình thành, tạo ra việc làm cho xã hội
(Blank, 2013).
*
PGS,TSKH., Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM, email: chinhpd@uel.edu.vn
**
TS., Bộ Khoa học và Công nghệ, email: hongquat@gmail.com
***
TS., Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM, email: lientth@uel.edu.vn
****
TS., Trung tâm nghiên cứu Kinh tế-Tài chính, Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM, email: vantq@uel.edu.vn
1172 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA
Một công ty khởi nghiệp hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa
rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo. Công ty khởi nghiệp là một tổ chức do con người sáng lập,
được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc
chắn. Hoạt động khởi nghiệp có nghĩa người sáng lập vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn nữa sau
khi cùng một nhóm nhà sáng lập mở công ty sẽ cùng nhau tìm kiếm lợi nhuận trong khuôn khổ pháp lý của
công ty khởi nghiệp. Người khởi nghiệp là một người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh
hoặc vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt là khi việc này bao gồm sự chấp nhận rủi ro về tài chính. Tức
là, khởi nghiệp cũng chính là việc người sáng lập bắt đầu làm chủ các hoạt động kinh doanh của mình, gắn
với việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để có thu nhập. Chính vì vậy, khởi nghiệp luôn có tên gọi gắn
với khởi nghiệp kinh doanh.
Khởi nghiệp không phải là một trò chơi, không phải để học hỏi kinh nghiệm, lại càng không phải là
một trải nghiệm. Khởi nghiệp là quá trình hoạt động thực tiễn trong việc tìm kiếm lợi nhuận, lợi ích dựa trên
sự kết hợp giữa cá nhân và tổ chức. Thành lập và phát triển doanh nghiệp là sản phẩm và cũng là phương
tiện của quá trình khởi nghiệp (Blank, 2013). Theo Schumpeter & Backhaus (2003), khởi nghiệp là hoạt
động tạo ra sự kết hợp mới của (1) giới thiệu một hàng hóa mới, hoặc một chất lượng mới của hàng hóa,
(2) giới thiệu phương pháp sản xuất mới, (3) mở ra một thị trường mới, (4) đạt được một nguồn cung cấp
nguyên liệu hoặc thành phần mới, hoặc (5) sắp xếp lại ngành nghề.
Mục tiêu của khởi nghiệp chắc chắn không chỉ là để tạo ra một sản phẩm người dùng yêu thích, mà còn
một phương thức kinh doanh có thể lôi kéo càng nhiều người tham gia vào cả cung cấp và tiêu dùng càng
tốt. Tức là, nhà khởi nghiệp sẽ phải tính đến việc làm sao để tăng thêm số người cùng sản xuất và mở rộng
số lượng người tiêu dùng. Nhưng đó, vẫn chưa phải là phần quan trọng nhất. Kinh nghiệm của những khởi
nghiệp thành công cho thấy, tất cả các công ty đều bắt đầu với một sản phẩm tốt đến nỗi mà những người
tiêu dùng đầu tiên của họ đều tự nguyện giới thiệu nó với những người khác. Nếu nhà khởi nghiệp không
làm được điều này thì chắc chắn sẽ thất bại. Hoặc nhà khởi nghiệp sẽ tự huyễn h ...