Danh mục

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 321.62 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các công ty bất động sản tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu của 30 công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSC3F.301 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LẠI CAO MAI PHƯƠNG1, HUỲNH QUỐC TRỌNG1, VŨ PHẠM GIA BẢO1 1 Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh laicaomaiphuong@iuh.edu.vn, quoctrong2907@gmail.com, vuphamgiabao199@gmail.com Tóm tắt. Bài viết này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các công ty bất động sản tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu của 30 công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2020. Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bao gồm mô hình phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Bên cạnh đó các kiểm định cũng được thực hiện nhằm chọn ra mô hình phù hợp. Trong nghiên cứu này, lợi nhuận của công ty được đo bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA). Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến lợi nhuận; đòn bẩy, quy mô công ty và lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận; bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ thanh toán hiện hành không tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ khóa. Lợi nhuận, Bất động sản, dữ liệu bảng, ROA FACTORS AFFECTING PROFIT OF REAL ESTATE ENTERPRISES LISTED ON VIETNAM STOCK MARKET Abstract. This article is designed to study the factors affecting the profitability of real estate companies in Vietnam. The research is conducted using data from 30 real estate companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange for the period 2016-2020. This Research is used to use the current rule of modeling including the smallest method (OLS) model, fixed effect model (FEM), and random modeling application (REM). Besides tests are also performed to choose suitable for the model. In this study, corporate profitability is measured by return on product (ROA). Research results for active economic growth to gain profits; attack, company size and development have an effect on profitability; besides, the enterprise revenue growth rate and the current payment rate do not affect the profit of the business. Keywords. Profits, Real Estate, panel data, ROA 1. GIỚI THIỆU Trên báo cáo tài chính, lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh rõ nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thông thường, lợi nhuận được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Trong thời kỳ Việt Nam đang dần từng bước hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới, việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của các doanh nghiệp, mà còn tác động tới sự phát triển của ngành và rộng hơn là toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngành bất động sản (BĐS) là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng góp vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Nghiên cứu này sẽ tiến hành tìm hiểu sự tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của 30 doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Mính (HOSE) trong giai đoạn 2016- 2020. Xuất phát từ tầm quan trọng của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp BĐS nói riêng cũng như đối với nền kinh tế nói chung, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến lợi nhuận nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành BĐS là cần thiết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Cơ sở lý thuyết ❖ Lý thuyết mô hình CAPM Mô hình CAPM được xây dựng bởi Sharpe (1964), Lintner (1965), Mossin (1966) dựa trên mô hình lựa chọn danh mục đầu tư do Harry Markowitz (1959) phát triển. Fisher Black (1972) đã phát triển một phiên bản khác của mô hình CAPM, được gọi là Black CAPM, không bao gồm giả định về sự tồn tại của tài sản 10 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 không rủi ro. Mô hình này phù hợp hơn trong việc kiểm tra thực nghiệm và giúp mô hình CAPM được chấp nhận rộng rãi hơn. Trong mô hình của Markowitz, các nhà đầu tư xem mỗi khoản đầu tư khác nhau được đại diện cho một sự phân phối xác suất của tỷ suất sinh lợi mong đợi lên một vài thời kỳ nắm giữ. Các nhà đầu tư luôn tối đa hóa lợi ích trong một kỳ nhất định. Các nhà đầu tư đánh giá rủi ro của danh mục dựa trên phương sai của tỷ suất sinh lợi mong đợi. Các nhà đầu tư căn cứ trên quyết định độc lập của tỷ suất sinh lợi và rủi ro mong đợi, vì vậy đường cong hữu dụng của họ là một phương trình của tỷ suất sinh lợi mong đợi và phương sai (độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh lợi. Với một mức độ rủi ro cho trước, các nhà đầu tư ưa thích tỷ suất sinh lợi cao hơn là một tỷ suất sinh lợi thấp. Tương tự, với một mức tỷ suất sinh lợi mong đợi cho trước, các nhà đầu tư lại thích ít rủi ro hơn là nhiều rủi ro. Markowitz đo lường rủi ro thông qua phương sai hay độ lệch chuẩn với giả định tỷ suất sinh lợi được phân phối chuẩn. ❖ Lý thuyết lãi suất của Fisher Lý thuyết lãi suất của Fisher rất cần thiết cho khuôn khổ nhằm mục tiêu lạm phát. Lý thuyết này là cơ sở cho ý tưởng rằng chính sách tiền tệ nên chủ yếu tập trung vào việc quản lý kỳ vọng lạm phát trong nỗ lực giữ lãi suất thực sự ổn định. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư. Khái niệm đầu tư vốn vào lý thuyết của Fisher có thể bắt nguồn từ sự ra đời của bản chất vốn và thu nhập (1906) và lãi suất (1907), khái niệm này rất quan trọng trong lý thuyết của Fisher ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: