Danh mục

Các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.20 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững" sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu với dữ liệu phân tích được thu thập từ 308 khách du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như tác động tích cực, động cơ và sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Nguyễn Thị Vân1, Nguyễn Hà Thanh Bình1 Tóm tắt: Mặc dù Tổ chức Du lịch Thế giới mô tả du lịch bền vững là một loại hình du lịch có thể đóng góp cho sự tồn tại trong tương lai của ngành du lịch, trên thực tế, du lịch bền vững chưa phát triển được như mong đợi. Nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu với dữ liệu phân tích được thu thập từ 308 khách du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như tác động tích cực, động cơ và sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững. Từ khóa: Thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững; tác động tích cực của du lịch bền vững; động cơ; sự thỏa mãn.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã định nghĩa khái niệm du lịch bền vững làviệc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịchvà người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồntài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Hình thức du lịch nàynhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi vẫnduy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh tháivà các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người (World Tourism Organization, 2005:612). Nguyên tắc bền vững bao gồm các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa - xãhội của việc phát triển du lịch và một giải pháp phù hợp để tạo ra sự cân bằng giữa bakhía cạnh này để đảm bảo tính bền vững lâu dài của việc phát triển du lịch. Mặc dù dulịch bền vững đã phát triển khá nhiều trong thực tiễn, số lượng các nghiên cứu về du lịchbền vững hiện vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng (Zamfir và Corbos, 2015: 12709). Sựphát triển của du lịch bền vững dựa trên việc bảo tồn môi trường, văn hóa và đồng thờicũng mang lại lợi nhuận cho các điểm đến du lịch (Su và cộng sự, 2017: 275). Một trongnhững đặc điểm cơ bản của du lịch bền vững là giảm tình trạng quá tải tại các điểm dulịch và tránh những tác động tiêu cực đến điểm du lịch do các hoạt động du lịch (Liu vàcộng sự, 2015: 43). Việc phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo cả lợi ích xã hội và lợiích kinh tế cho người dân địa phương thông qua việc mang lại việc làm và thu nhập cho1 Khoa Du lịch, Đại học Văn Hiến.354 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...họ (Chi-Ming và cộng sự, 2017: 2). Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các yếu tố tácđộng đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Đối với kinh tế, tác động tích cực của du lịch bền vững bao gồm việc thúc đẩy sựdịch chuyển cơ cấu kinh tế, đóng góp vào GDP, tạo việc làm và giúp phát triển các hoạtđộng kinh tế khác của địa phương. Đối với xã hội, du lịch bền vững giúp bảo tồn vănhóa địa phương, gìn giữ các di sản và cải thiện các dịch vụ xã hội. Đối với môi trường,du lịch bền vững giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất lượng môitrường và tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương (Su và cộngsự, 2017: 275). Du lịch bền vững thu hút những du khách có khả năng nhận thức cao vềvấn đề bền vững, không ủng hộ sự phát triển du lịch đại chúng và mong muốn đóng gópvào việc bảo vệ điểm đến du lịch (Ruhanen và cộng sự, 2015: 517). Những du kháchnày nhạy bén với các tác động tiêu cực của du lịch đại chúng và ủng hộ sự phát triểncủa du lịch bền vững do những tác động tích cực của du lịch bền vững đối với kinh tế,xã hội và môi trường (Mohaidin và cộng sự, 2017: 442). Động cơ của khách hàng đượcxem là yếu tố quyết định cho sự thành công của tất cả các doanh nghiệp. Trong ngành dulịch, động cơ của du khách ảnh hưởng đến ý định ghé thăm một điểm đến du lịch trongtương lai của du khách (Huang và Hsu, 2009: 287). Động cơ liên quan đến thái độ và ýđịnh của du khách khi lựa chọn điểm đến du lịch và trải nghiệm có được tại điểm đếndu lịch có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng động cơ đó và tăng sự trung thành củadu khách đối với điểm đến du lịch. Do đó, động cơ của du khách không chỉ ảnh hưởngđến hành vi của du khách mà còn tác động đến ý định ghé thăm các điểm đến du lịchbền vững. Trải nghiệm của du khách đối với các điểm đến du lịch bền vững sẽ tốt hơnkhi du khách được tham gia vào các hoạt động liên quan đến môi trường và cộng đồngđịa phương (Chi-Ming và cộng sự, 2017: 2). Việc hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đếnsự thỏa mãn của du khách là một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng nhất tronglĩnh vực du lịch, bởi điều này có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của bất kỳ sản phẩmhoặc dịch vụ du lịch nào. Sự thỏa mãn của du khách phụ thuộc vào sự so sánh giữa trảinghiệm du lịch mà họ có được và những kỳ vọng mà họ đã đặt ra (Hutchinson và cộngsự, 2009: 298). Du khách so sánh các khía cạnh của các điểm đến du lịch dựa trên nhậnthức của họ. Mức độ thỏa mãn cao của du khách sẽ khuyến khích họ quay trở lại điểmđến du lịch trong tương lai (Chen và cộng sự, 2016: 140). Sự thành công của việc pháttriển du lịch bền vững đòi hỏi phải đạt được mức độ thỏa mãn cao từ du khách, qua đótăng cường nhận thức của du khách về du lịch bền vững, đồng thời thúc đẩy du kháchcó các hành vi giúp quảng bá và phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu đề xuất các giả thuyết như sau: Giả thuyết 1: Các tác động tích cực của du lịch bền vững có tác độ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: