Công tác nhiếp ảnh, tác giả PIERRE MONTEL, nhà xuất bản Librairie Larousse Publications, Montel 1972 Trong những chương trên đây, chúng tôi mong rằng đã không để lộ sở thích riêng của mình đối với cỡ máy ảnh này hay cỡ ảnh kia, đối với nhãn hiệu máy ảnh này hay nhã hiệu máy ảnh kia. Thực vậy, chúng tôi muốn chứng tỏ rằng, mặc dù máy ảnh có nhiều khả năng và nhiều khâu tự động, song nó chỉ là một cái máy mà ta phải học cách sử dụng nó, một cái máy vô tri vô giác,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố về hình họa của hình ảnh
Các yếu tố hình họa của hình
ảnh
Các yếu tố hình họa của hình ảnh
Công tác nhiếp ảnh, tác giả PIERRE MONTEL, nhà xuất bản Librairie
Larousse Publications, Montel 1972
Trong những chương trên đây, chúng tôi mong rằng đã không để lộ sở thích
riêng của mình đối với cỡ máy ảnh này hay cỡ ảnh kia, đối với nhãn hiệu
máy ảnh này hay nhã hiệu máy ảnh kia. Thực vậy, chúng tôi muốn chứng tỏ
rằng, mặc dù máy ảnh có nhiều khả năng và nhiều khâu tự động, song nó chỉ
là một cái máy mà ta phải học cách sử dụng nó, một cái máy vô tri vô giác,
tự nó không có khả năng nhìn và chọn lựa.
Yếu tố có ý nghĩa trong một bức ảnh, cố nhiên không phải là chiếc máy ảnh
đã chụp ra bức ảnh đó mà là nhà nhiếp ảnh đã chụp nó. Nhà nhiếp ảnh giỏi
không phải là người có chiếc máy ảnh tốt nhất, đắt tiền nhất, mà là người
chụp được những bức ảnh tốt nhất! ta có thể lấy một ví dụ:
Một trong những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng một cách xứng đáng là Henri
Cartier-Bresson. Như chính ông thừa nhận, nhà nhiếp ảnh Pháp này thường
sử dụng một chiếc Leica cổ lỗ sĩ, với ống kính tiêu cự trung bình, chụp
phim đen trắng, và thường chụp với tốc độ 1/125 giây! Chúng ta có thể tin
rằng Henri Cartier-Bresson rất có khả năng sử dụng một chiếc máy rất phức
tạp hoặc trái lại rất đơn giản mà vẫn có được những bức ảnh rất tốt...
...Yếu tố tạo nên giá trị của những hình ảnh của nhà nghệ sĩ này - cũng như
của những nhà nhiếp ảnh lớn khác - là một điều khó định nghĩa. Nghệ thuật
bản thân nó không thể viết ra thành công thức. Ở người nghệ sĩ, việc thể
hiện là tự phát và thuộc về bản năng, nhiều khi sử dụng đến tình cảm nhiều
hơn là đến tri thức. Vì vậy, rất khó- nếu không phải là không thể-biết ngay
trước được tại sao và vì sao hình ảnh này lại có tính chất nghệ thuật còn hình
ảnh kia thì không...
Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể rút ra một số nhận xét:
Ảnh đạt và ảnh tốt
Hai từ ngữ này không giống nhau.
- Ảnh đạt là một bức ảnh rõ nét, nhìn thấy rõ. Tất cả chỉ là như vậy. bất kỳ
ai, dùng một chiếc máy ảnh loại phổ biến bán ngoài thị trường, đều có thể
chụp đạt tất cả mọi kiểu ảnh.
- Còn một bức ảnh tốt thì lại khác. Ta chú ý đến một bức ảnh tốt vì nó liên
quan đến ta: nó đã chộp được giây phút quan trọng, chộp được một vẻ mặt
thoáng qua, một cử chỉ có ý nghĩa. Hoặc là nó thể hiện bằng một vẻ dễ nhìn
hoặc khác thường, một con người, một cảnh vật, một hình thái của thiên
nhiên. Hoặc nó gợi lên những mối liên quan tinh vi hình như được thiết lập
giữa những yếu tố trong thiên nhiên hoặc những cảnh huống trong cuộc đời,
hay cuối cùng nó đem đến cho ta những tin tức mới về một vũ trụ mà chúng
ta không biết rõ. Chỉ ra, thông báo, giảng dạy, gợi lên; đó là một vài trong số
nhiều tính chất của một bức ảnh tốt.
1. Đối tượng và cách đề cập đến đối tượng
Trong nhiếp ảnh, tính chất của đối tượng hầu như không có ý nghĩa gì quan
trọng. Một cảnh vật hết sức tầm thường, một khuôn mặt của một người
khách qua đường, một con vật, một thân cây, thậm chí một viên sỏi nữa,
mang trong lòng nó nhiều khả năng chụp được những bức ảnh tốt chẳng kém
gì những đối tượng thoạt nhìn chúng ta có thể cho là ăn ảnh hơn (những
người phụ nữ xinh đẹp, những chú mèo con, thiên nga bơi trên hồ, cảnh
hoàng hôn, v.v...). Bằng chứng không thiếu: những nhà nhiếp ảnh lớn như
Cartier-Bresson, Denis Brihat, Jean Dieuzaide, và nhiều người khác nữa, đều
có thể sáng tạo được những hình ảnh kỳ diệu từ những đề tài bản thân chúng
có vẻ rất tầm thường-một khu chợ ở Paris, một chiếc lá rơi, ánh nước trên
mặt hồ... Vậy thì, đối tượng chụp không là cái gì cả, hoặc là chẳng có giá trị
bao nhiêu. Toàn bộ giá trị là ở cách ta nhìn đối tượng đó, cách chụp đối
tượng đó...
Trước hết hãy học cách nhìn! Cái có thể làm cho một bức ảnh có giá trị
trước hết là nội dung gợi cảm của nó, sức mạnh biểu hiện của nó. Xu hướng
rất thông thường ở người mới cầm máy là muốn đưa vào trong khuông hình
càng nhiều thứ càng tốt. Người mới vào nghề chụp đó muốn đưa vào trong
một kiểu ảnh toàn bộ gia đình đứng trước toàn bộ khung cảnh. Đó đúng là
cách thể hiện một bức ảnh vô giá trị. Kích thước nhỏ bé, tủn mủn của mỗi
đối tượng, chi tiết quá nhiều khiến cho con mắt người xem bị lạc, khiến cho
hình ảnh trở nên rối và có vẻ như ta đã được thấy rất nhiều lần ở đâu rồi.
Trước một đối tượng như vậy, ta phải biết cách chọn: Người hay cảnh? Nếu
chọn người, thì ta chụp gần lại, khuôn hình đầy hơn để có thể nhận ra đường
nét và cảm xúc trên nét mặt. Cảnh vật sẽ đóng vai trò nền, đằng sau những
bức chân dung. Nếu ta chọn cảnh, thì phải cố gắng làm sao thể hiện được
những đường nét tế nhị và giàu giá trị biểu hiện của phong cảnh, làm phân
biệt các lớp khác nhau trong ảnh, làm nổi lên vẻ đẹp của ánh sáng ngược,
v.v... Nếu như có người trong ảnh thì người chỉ là những cái chấm nhỏ xíu ở
đằng xa, đóng vai trò điểm đối về thị giác: con người trước thiên nhiên.
Biết chọn lựa... là một cách khác để bày tỏ cùng một ý nghĩ, là vấn đề về sự
thống nhất của đối tượng chụp. Trong nhiếp ảnh cũng như trong mọi phương
tiện biểu hiện khác, ta không được đề cập đến nhiều chủ đề trong một hình
ảnh. Điều đó không có nghĩa là nhà nhiếp ảnh chỉ được chụp một người, một
vật hoặc một hành động duy nhất mà thôi. Mà là phải tôn trọng một sự phân
chia thứ bậc nào đó giữa các yếu tố tạo nên ảnh: Các yếu tố phụ có vai trò
làm nổi bật yếu tố chính, chứ không được làm phân tán con mắt khỏi đối
tượng chính. Tất cả các yếu tố trong bức ảnh phải tham dự vào cùng một
cảnh tượng hoặc cùng một hành động.
2. Giây phút chụp
Khi chụp một con người, một sinh vật hoặc một vật động, đặc điểm cơ bản
là giây phút chụp mà Cartier-Bresson gọi là giây phút quyết định.
Động tác của mọi sinh vật đều qua một giây phút gọi là điểm tột đỉnh, điển
hình cho toàn bộ hành động diễn ra trước và sau điểm tột đỉnh đó. Ví dụ, ta
phải chụp người nhảy cao đúng vào lúc người ấy vượt qua xà ngang...Đối
với những động tác phức tạp, của nhiều người cũng vậy. Ví dụ, chụp hàng
nghìn bộ mặt trên s ...