Danh mục

Các yếu tố vốn nhân lực ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập tại Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.38 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp một đánh giá tổng quát về vốn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) mới thành lập, sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua lợi nhuận của DNNVV. Xuất phát từ thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực và mức thu nhập của người lao động trong DNNVV, sự ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường vốn nhân lực cho các DNNVV mới thành lập tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố vốn nhân lực ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ VỐN NHÂN LỰC ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA MỚI THÀNH LẬP TẠI VIỆT NAM NCS. Nguyễn Dụng Tuấn Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh/Cơ sở Thanh Hóa Tóm tắt Bài viết cung cấp một đánh giá tổng quát về vốn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) mới thành lập, sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua lợi nhuận của DNNVV. Xuất phát từ thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực và mức thu nhập của người lao động trong DNNVV, sự ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường vốn nhân lực cho các DNNVV mới thành lập tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ chuyên môn của người lao động và thu nhập của họ đối với lợi nhuận của DNNVV đó. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng lại khác nhau ở các loại đối tượng doanh nghiệp khác nhau. Từ khóa: Vốn nhân lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Giới thiệu Với sự nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường kinh doanh, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nói chung và DN khởi nghiệp nói riêng. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những năm qua số lượng DN thành lập mới hằng năm tiếp tục tăng cao. Giai đoạn 5 năm 2011 – 2016, số lượng DN thành lập mới là 504.073 DN, nhiều hơn số lượng DN đăng ký kinh doanh trong cả 10 năm trước đó (giai đoạn 2000-2010 với gần 500 nghìn DN đăng ký mới), DNNVV chiếm tỷ trọng khoảng 98% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, hàng năm đóng góp khoảng 48% vào GDP cả nước và 31% tổng số thu ngân sách Nhà nước và tạo ra hơn 50 % việc làm cho xã hội. Bên cạnh đó, DNNVV vẫn còn đối mặt với nhiều trở ngại trong quá trình phát triển. Năm 2015, có tới 83% số DN được điều tra cho rằng họ có gặp trở ngại trong kinh doanh (CIME, 2015), tỷ lệ tương đương so với điều tra năm 2013 (CIEM et al. 2014). Những khó khăn như nguồn lực vật chất bị hạn chế, thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn vay, quy mô lao động (LĐ) nhỏ dẫn đến tổng vốn nhân lực thấp. 230 Để DNNVV mới thành lập hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, một trong những yếu tố không thể thiếu là vốn nhân lực. Lý thuyết về vốn nhân lực cho rằng vốn nhân lực là chìa khóa hoạt động của DN (Becker, 1993, Ployhart & Moliterno, 2011). Một số nghiên cứu đã nhận thấy có mối quan hệ tích cực tồn tại giữa vốn nhân lực và thành công của DN (Jiang et al., 2012; Unger et al., 2011; Wong, 2005; Chowdhury et al., 2014; Karolina Jerzak, 2015,...). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu về: Trình độ giáo dục thông qua số năm đi học chuyên môn kỹ thuật của người LĐ; Thu nhập bình quân của lao động (TNBQLĐ) trong DN để đo sự ảnh hưởng của Vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh của DN. Qua đó, kết quả thu được có thể đưa ra một số gợi ý giúp những nhà Quản lý chính sách có được cái nhìn tổng quát về vốn nhân lực của các DN, từ đó đưa ra được những chính sách phù hợp phát triển các DN Việt Nam trong giai đoạn mới; Giúp cho các chủ DN phát huy tốt nguồn vốn nhân lực của DN, nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận tối ưu cho DN. 2. Cơ sở lý luận Khái niệm vốn nhân lực của doanh nghiệp Khái niệm vốn nhân lực được Stevens (2010) diễn giải rõ nét. Theo tác giả này, khái niệm vốn nhân lực có thể được hiểu là “kỹ năng mà người LĐ sở hữu và được coi là một nguồn lực hoặc tài sản”. Stevens (2010) cũng nhấn mạnh rằng vốn nhân lực không phải là nhân viên, người làm việc trong DN, Olaniyani and Okemakinde (2008) khẳng định vai trò của việc phát triển vốn nhân lực liên quan đến hoạt động sản xuất và nói rằng vốn nhân lực có liên quan đến đầu tư vào người LĐ, đồng thời tăng năng suất kinh tế. Trong khi Kwon (2009) lập luận rằng sự tích lũy của vốn nhân lực có ảnh hưởng tới sự gia tăng tiền lương, năng suất và tăng trưởng, vì vậy có lý do lập luận rằng sự tích tụ của loại vốn này ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Poteliené and Tamašauskiené (2014) định nghĩa vốn nhân lực là toàn bộ kiến thức và kỹ năng được sử dụng bởi các cá nhân hoặc khả năng và kỹ năng của người LĐ. Do đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sử dụng các công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm mới và khác nhau (Garavan et al, 2001). Lợi thế cạnh tranh dựa trên vốn nhân lực là khó bắt trước hơn nhiều so với lợi thế cạnh tranh dựa trên vốn vật chất (Nordhaug, 1993). Đầu tư cho vốn nhân lực để đạt kết quả kinh doanh cao, chi phí đầu tư này được cung cấp để sử dụng trong tương lai. Do đó, chọn đầu tư cho người LĐ trong DN được ưu tiên, bởi vì con người là nguồn vốn nhân lực có giá trị (Burund & Tumolo, 2004). 231 Như vậy, ở cấp độ cá nhân vốn nhân lực bao gồm các đặc điểm được sở hữu bởi một cá nhân có thể mang lại kết quả tích cực cho cá nhân đó như: kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo, thái độ đối với công việc, sức khoẻ cá nhân, giáo dục, khả năng, sự đổi mới và sáng tạo, các tính năng bẩm sinh, lòng trung thành. Trong khi ở cấp độ DN, Vốn nhân lực có thể đề cập tới sự tích lũy tổng hợp của Vốn nhân lực cá nhân, được kết hợp theo cách tạo ra giá trị cho DN. Có thể khẳng định rằng có nhiều yếu tố cấu thành nên vốn nhân lực như đã đề cập ở trên, tuy nhiên kiến thức chuyên môn, giáo dục và thu nhập của LĐ trong DN là những yếu tố rất quan trọng cấu thành nên vốn nhân lực của DN đó, bởi vì khi một LĐ có kiến thức chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản hơn thì người LĐ đó sẽ có năng lực tốt hơn, có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn, giải quyết vấn đề trong công việc tốt hơn, ... Trong khi một L ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: