Thông tin tài liệu:
Chụp ảnh "macro" dùng để chỉ đến việc chụp ảnh ở khoảng cách rất gần với vật thể. Macro thật sự là khi bạn
có thể chụp vật thể ở tỉ lệ 1:1 hay phóng đại đến 10:1. Để thực hiện được điều này chúng ta cần có những ống
kính chuyên cho macro như 60mm, 90mm, 100m...Ở bài viết này tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm chụp cận ảnh với
một vật thể đơn giản là giọt nước và bạn có thể ứng dụng ngay với cả máy point anh shoot....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách chụp macro_Làm Sao Để Chụp Giọt Sương Long Lanh
Làm Sao Để Chụp Giọt Sương Long Lanh
Chụp ảnh macro dùng để chỉ đến việc chụp ảnh ở khoảng cách rất gần với vật thể. Macro thật sự là khi bạn
có thể chụp vật thể ở tỉ lệ 1:1 hay phóng đại đến 10:1. Để thực hiện được điều này chúng ta cần có những ống
kính chuyên cho macro như 60mm, 90mm, 100m...Ở bài viết này tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm chụp cận ảnh với
một vật thể đơn giản là giọt nước và bạn có thể ứng dụng ngay với cả máy point anh shoot.
1. Chuẩn bị phương tiện
Đối với các loại máy ảnh DSLR bạn có thể sắm cho mình một ống kính macro chuyên dụng nếu có khả năng.
Trong phạm vi sử dụng tối ưu những gì mình đang có bạn có thể dùng chiếc máy Point and Shoot của mình với
ống kính zoom. Chân máy là dụng cụ khá cần thiết tránh cho máy không bị rung nhoè hình. Trong những phòng
chụp chuyên nghiệp người ta vẫn thường mở nhạc tạo cảm giác thoải mái. Vì vậy, bạn có thể đeo một máy nghe
nhạc MP3 để tạo sự phấn khích khi chụp.
2. Đối tượng chụp
Chủ đề chụp macro khá là đa dạng, bạn có thể chụp từ chiếc điện thoại của mình, chiếc đồng hồ đeo tay hay
những nhuỵ hoa bé xíu cho đến một chú bướm, chuồn chuồn...Ở đây tôi chọn chụp những giọt nước trên lá cây
vào buổi sớm làm ví dụ. Đơn giản là do vật thể tĩnh dễ chụp cũng như diễn tả tình yêu thiên nhiên của mình. Bạn
cũng nên bắt đầu từ những vật thể đơn giản trong kỹ thuật chụp cận ảnh của mình trước khi chụp những đối
tượng chuyển động.
3. Địa điểm và thời gian chụp
Hãy chọn địa điểm nào bạn cảm thấy thư giãn tạo hứng thú cho bạn, có thể là vườn cây quanh nhà hay công viên
nào đó.. Ở đây tôi chọn Thảo Cầm Viên vì địa điểm gần nhà và tôi cũng cảm thấy thoải mái với không khí ở đây.
Thông thường tôi chọn buổi sáng vào khoảng 7g30 vì lúc này lá cây sẽ trông tươi mát dưới ánh sáng xiên.
4. Kỹ thuật chụp
Với những máy ảnh phim SLR, kỹ thuật số DSLR và được trang bị ống kính macro thì bạn sẽ dễ dàng hơn khi
chụp vật thể khá gần và đạt được tỉ lệ lớn trên khung hình. Nên đóng khẩu độ tối đa có thể như f/11, f/16, f/32 để
được khoảng nét sâu. Cũng có thể chọn chế độ A (Aperture Priority), khi đó bạn chỉ việc chọn khẩu độ và máy sẽ
tự điều chỉnh tốc độ phù hợp. Nếu bạn chỉ có một ống kính zoom thì hãy tận dụng những gì đang có bằng cách
chuyển sang tiêu cự dài nhất và chuyển nút sang nút macro (nếu có trên ống kính) để chụp.
Với những máy Point and Shoot thì chuyển máy sang chế độ macro (bông hoa tulip) và chú ý nếu bạn đưa máy quá
gần mà không canh nét được thì bạn phải lùi ra.
Hãy xem những ví dụ bên dưới tôi minh hoạ cụ thể cho việc chụp ảnh này. Các giọt nước trong hình là do nước
đọng lại do tưới cây tạo cảm giác giọt sương long lanh. Điểm kỳ thú là loại lá này với cấu tạo đặc biệt có khả
năng giữ lại những giọt nước.
Ảnh được chụp bằng phim Fuji Superia 100, máy Nikon N8008 ở tốc độ 1/30s khẩu độ f/16. Ống kính
zoom Nikkor 28-105mm, và đã chuyển nút sang nút macro trên ống kính ở tiêu cự 105mm. Ảnh cũng
được xử lý màu sắc qua Photoshop.
Ảnh được chụp bằng máy Canon EOS Kiss Digital N ở tốc độ 1/15s, khẩu độ f/11, ISO 100. Ống kính
zoom 18-55mm ở tiêu cự 55mm. Máy ảnh cũng được đặt lên chân và chụp bằng chế độ tự chụp self-
timer giúp chống rung do tốc độ chụp chụp chậm.