Danh mục

Cách điều trị bệnh nấm móng tay

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.06 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi năm nay 45 tuổi, công việc thường xuyên tiếp xúc với nước, khoảng 1 2 tháng nay móng tay cái bị sần sùi lên, có màu đen, không có cảm giác đau, nhưng hơi ngứa. Tôi thường lấy củ hành (hành khô) nướng lên rồi đắp vào móng tay 1 lát thì đỡ. Nhưng mấy hôm nay tôi lại thấy ngón trỏ có triệu chứng giốngngón cái. B/s có thể cho tôi hỏi đó là bệnh gì? Xin cảm ơn Bác sĩ! (Nguyễn Khánh Hồng)Trả lời:Theo như mô tả, có thể bạn bị nấm móng tay.Nguyên nhân: Do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách điều trị bệnh nấm móng tay Cách điều trị bệnh nấm móng tay Tôi năm nay 45 tuổi, công việc thường xuyên tiếp xúc với nước, khoảng 1 -2 tháng nay móng tay cái bị sần sùi lên, có màu đen, không có cảm giác đau,nhưng hơi ngứa. Tôi thường lấy củ hành (hành khô) nướng lên rồi đắp vào móngtay 1 lát thì đỡ. Nhưng mấy hôm nay tôi lại thấy ngón trỏ có triệu chứng giốngngón cái. B/s có thể cho tôi hỏi đó là bệnh gì? Xin cảm ơn Bác sĩ! (Nguyễn KhánhHồng) Trả lời: Theo như mô tả, có thể bạn bị nấm móng tay. Nguyên nhân: Do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là:Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida). Người bị bệnh này, dotay chân thường xuyên bị ướt tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh. Triệu chứng lâm sàng: Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hayngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen. Bên dưới móng cũng cóthể bị tổn thương và móng bị tróc. Ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chânđều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêmquanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanhmóng (nếu do nấm Candida). Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ. Ðiều trị: + Thuốc bôi tại chỗ: Dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặcpommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin v.v... Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bềmặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng. + Thuốc uống: Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợitơ), Nizoral, Lamisil,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Nhưng phải có sự chỉđịnh và hướng dẫn của bác sĩ. Ðể phòng ngừa tái phát, nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang baotay khi làm việc để tránh móng bị ướt. Tóm lại, nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệsinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phươngpháp. Theo chúng tôi, bạn cần đến khoa Da liễu, bệnh viện tỉnh khám, các bác sĩở đó sẽ khám, cho làm xét nghiệm để xác định bạn bị loại nấm gì ở móng tay rồisẽ kê đơn thuốc cho bạn điều trị.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: