Cũng như thuốc, rượu bổ phải đúng người, đúng việc, đúng hướng dẫn sử dụng mới phát huy tác dụng. Nam vô tửu như kỳ vô phong, câu nói đó vẫn là lý do để các đấng mày râu ngày nay vẫn duy trì thú vui đối ẩm, nhất là rượu thuốc (hay rượu bổ) thì ít có chàng nào từ chối. Tuy nhiên rượu bổ không phải là loại rượu thuốc uống đại trà, cần hiểu biết để tránh tiền mất tật mang. Tác dụng của rượu bổ Rượu bổ là một loại rượu thuốc có tác dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách dùng rượu bổ Cách dùng rượu bổ Cũng như thuốc, rượu bổ phải đúng người, đúng việc, đúng hướngdẫn sử dụng mới phát huy tác dụng. Nam vô tửu như kỳ vô phong, câu nói đó vẫn là lý do để các đấngmày râu ngày nay vẫn duy trì thú vui đối ẩm, nhất là rượu thuốc (hay rượubổ) thì ít có chàng nào từ chối. Tuy nhiên rượu bổ không phải là loại rượuthuốc uống đại trà, cần hiểu biết để tránh tiền mất tật mang. Tác dụng của rượu bổ Rượu bổ là một loại rượu thuốc có tác dụng bồi bổ, trị liệu nhiều bệnhtật khác nhau được bào chế dưới dạng ngâm lạnh hay ngâm nóng, hoặc sắcmà dung môi hòa tan thuốc là rượu; ngoài ra còn phương pháp ủ men rượu.Tùy theo yêu cầu chữa trị từng bệnh mà trong cách bào chế thuốc dạng rượucó sử dụng các loại rượu có độ cồn khác nhau. Theo Đông y, thuốc dạngrượu ngoài việc sử dụng làm dung môi hòa tan các vị thuốc còn có chứcnăng dẫn thuốc đi khắp cơ thể. Bởi vậy phạm vi sử dụng rượu bổ để bồi bổcơ thể là tương đối rộng rãi, vì vừa chữa được bệnh, lại vừa phòng bệnh,ngoài ra còn là thuốc phụ trợ cho những người bệnh sau ốm, sức khỏe chưahồi phục có thể sử dụng các loại rượu thuốc như: rượu nhung hươu, rượu tắckẻ, rượu hải mã, rượu rắn...có tác dụng chữa trị và phòng ngừa liệt dươnghay chứng tiểu tiện nhiều lần ở người cao tuổi. Rượu câu kỷ tử, rượu nhânsâm, rượu long nhãn... được dùng để chống lão suy sớm. Rượu thuốc ngâm lâu đặc biệt tốt vì sẽ làm ổn định dược tính, sử dụnguống hằng ngày rất thuận lợi nhất là dùng trị liệu cho người chứng bệnhmạn. Song đây cũng là loại thuốc dễ chế biến vì đơn giản, dễ làm, chỉ cầnchú ý theo bệnh và mùa mà phối chế sao cho linh hoạt, là phương pháp bồibổ tương đối an toàn và hữu hiệu. Khi nào nên dùng rượu bổ? Rượu bổ chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu được sử dụng đúng. Ví dụngười cần bổ khí thì dùng rượu nhân sâm, rượu bạch truật, rượu sâm kỳ,rượu tam thánh...; người cần bổ huyết thì phải dùng rượu đương quy, rượutiết hươu, rượu cự thắng, rượu thập toàn đại bổ... Những người thường sợnóng nên chọn loại bổ dưỡng âm như rượu hoa cúc, rượu câu kỷ tử, rượusong sâm, rượu đen tóc ích thọ... Người thường sợ lạnh nên chọn loại rượubổ ôn dương như rượu hải mã, rượu nhung hươu, rượu sâm tắc kè, rượu trợdương ích thọ... Những người không được sử dụng rượu thuốc như mắcbệnh viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, laophổi, suy tim... vì nếu cứ uống sẽ làm cho bệnh nặng lên hoặc tiến triển xấu.Khi sử dụng rượu thuốc hay rượu bổ nên theo hướng dẫn của bác sỹ hoặclương y, và nên kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh. Nếukhông được sử dụng đúng sẽ dẫn đến hiệu quả trị liệu kém mà còn phản tácdụng hoặc gây nên sự cố đáng tiếc khi sửdụng. Phương pháp uống Mỗi loại rượu bổ (rượu thuốc) đều cótác dụng trị liệu nhất định. Bởi vậy phươngpháp uống cũng khác nhau. Cần chú ý liềulượng rượu thuốc vì có loại rượu khi uốngđúng liều thì có tác dụng bồi bổ cơ thể làm tăng trương lực cơ, kích thích ănuống, nhưng khi uống quá liều sẽ gây ngộ độc như rượu mã tiền chẳng hạn...Do đó rượu thuốc không thể uống như rượu ta vẫn uống thường ngày màcòn phải căn cứ vào tình trạng cơ thể của từng người bệnh và tính chất củathuốc trong rượu mà quyết định liều lượng uống cho thích hợp. Trung b ìnhmỗi ngày chỉ nên uống 10-30g. Tuy vậy cũng cần lưu ý với người tửu lượngkém có thể uống ít hơn liều trung bình này, ngược lại người có tửu lượngcao có thể uống tăng thêm chút ít so với liều trung bình vừa nêu trên. Sử dụng rượu bổ cần biết: • Không dùng kèm với thuốc tân dược như atrax, perphenazin,wintermin... và thuốc Đông dược như bột sắn dây (cát hoa)... Nếu như cầnthiết phải sử dụng thì cần phải dừng không uống rượu thuốc ít nhất là 24tiếng mới được uống các loại thuốc kia để tránh tác dụng phụ xảy ra. • Thời gian uống rượu bổ cũng cần lưu ý. Người có bệnh ở tim hay dạdày cần uống rượu thuốc sau khi ăn cơm từ 15-30 phút. Nếu bệnh ở dướivùng bụng lại cần uống rượu bổ trước bữa ăn từ 10-60 phút. Nhưng đối vớiloại rượu bổ có tác dụng cường thận lại cần uống trong bữa ăn. Còn loạirượu bổ có tác dụng bổ thận, sinh tinh cần uống vào buổi tối, trước khi đingủ 15-30 phút. • Sử dụng rượu bổ trong thời gian dài, để bảo vệ gan, mỗi lần uốngcần cho vào chút mật ong nhằm không gây tổn hại tế bào gan. Nếu có điềukiện, nên hâm ấ m rượu trước khi uống để phát huy tối đa hiệu quả và dẫnthuốc. ...