Giao tiếp là cách ta trao đổi tin tức và thông điệp cho nhau. Đó là những gì ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, tiếng hát, điệu bộ, hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động, khiêu vũ, và thậm chí cả… bằng cách im lặng. Giao tiếp cho người ta cơ hội để biệu lộ niềm hy vọng, ước mơ, những vấn đề, quan niệm, ý kiến, và cảm xúc. Thực tế cho thấy:
+ Không bao giờ quá trễ để bắt đầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách giao tiếp
Cách giao tiếp
Giao tiếp là cách ta trao đổi tin tức và thông điệp cho nhau. Đó là những gì
ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, tiếng hát, điệu bộ,
hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động, khiêu vũ,
và thậm chí cả… bằng cách im lặng. Giao tiếp cho người ta cơ hội để biệu lộ niềm
hy vọng, ước mơ, những vấn đề, quan niệm, ý kiến, và cảm xúc.
Thực tế cho thấy:
+ Không bao giờ quá trễ để bắt đầu trò chuyện với trẻ con. Chúng cần nghe
ngôn ngữ và lời nói để học các kỹ năng giao tiếp.
+ Những đứa trẻ học cách nói chuyện và giao tiếp ở những thời điểm riêng
biệt và ở những nhịp độ khác nhau.
+ Tiêu biểu, trẻ có thể không hiểu tất cả những từ ngữ nhưng chúng có thể
đoán được qua cảm xúc và tâm trạng của lời nói.
+Trẻ em có thể hiểu nhiều từ ngữ hơn là chúng có thể nói.
+ Nhiều đứa trẻ nói nhiều vì chúng thích thực hành, và chúng có một khả
năng hạn chế để hạn chế sự bất đồng khi nói.
+ Trẻ em có thể nghĩ nhanh hơn chúng nói và cần nhiều thời gian hơn
người lớn để nói ra thông điệp của mình.
+ Giúp đỡ trẻ học cách giao tiếp và chấp nhận những cảm xúc của chúng có
thể dẫn đến những thay đổi tích cực hơn. Những đứa trẻ bị hạn chế giao tiếp
thường hay than vãn, khóc, nổi giận, đánh nhau, hoặc tranh cãi.
+ Thông thường, giao tiếp ở trẻ con được khuyến khích khi: chúng được
phép nói những gì chúng nghĩ và hỏi về bất cứ điều gì, người lớn lắng nghe trẻ
con, và không nói hoặc quở trách chúng quá nhiều; chúng không bị ép buộc phải
nói chính xác; trẻ con có một khả năng hạn chế để điều chỉnh suy nghĩ thành lời
nói ngay tức thì, tivi và radio bị tắt đi, và điện thoại hoặc chuông cửa không được
phép bị gián đoạn.
+ Nếu trẻ cảm thấy rằng chúng có thể nói chuyện với người lớn về bất cứ
thứ gì, chúng có thể thuật lại gần như giống với sự kiện về chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, định kiến, và sự lạm dụng. Nếu trẻ cảm thấy rằng chúng sẽ làm thất
vọng hoặc chọc tức ba mẹ nếu kể cho họ nghe điều gì, chúng sẽ quyết định giữ bí
mật điều đó.
+ Bạo lực thân thể, tiêu biểu thường bắt đầu bằng sự giận dữ hay thất bại
trong giao tiếp. Bày tỏ cảm xúc thông qua lời nói dẫn đến tranh chấp nhỏ, đấu đá,
xô đẩy, và lạm dụng. Dù thế nào đi nữa với những cảm giác mạnh, con người có
thể giao tiếp bằng cách bất bạo động, hoặc không lợi dụng nhau.
Những phương pháp giao tiếp dễ dàng:
+ Hãy mở ra cánh cửa giao tiếp bằng cách trò chuyện với con bạn bằng thái
độ tôn trọng. Hãy nhớ rằng cùng một vấn đề nhưng sẽ có nhiều quan điểm khác
nhau và con bạn có thể có một cách nhìn khác bạn. Hãy thăm dò các cách thức giải
quyết vấn đề cùng con bạn; việc này sẽ cho trẻ những cơ hội để suy nghĩ sáng tạo,
tập thói quen tư duy và có thể ứng dụng vào trong thực tế.
+ Hãy cho phép con bạn nói chuyện và hỏi về bất cứ điều gì chúng thắc
mắc. Khuyến khích trẻ đến với bạn với những câu hỏi đơn giản ngay từ bây giờ để
khi những câu hỏi “lớn” hơn về ma tuý, giới tính, hay sự bạo lực được đặt ra sau
này, trẻ sẽ thấy rằng thật an toàn khi trò chuyện với bạn. Cần sớm bắt đầu đặt
những câu hỏi “quan trọng” và hưởng ứng chúng ở cách mà trẻ sẽ hiểu ở độ tuổi
của chúng. Nên cho trẻ thời gian để suy nghĩ, xem xét những tình huống, và để
chúng quyết định khi cần thiết. Việc bạn tỏ ra cởi mở và sẵn sàng trả lời những
thắc của trẻ sẽ tạo nên một không gian giao tiếp tốt cho trẻ.
+ Hãy nhớ là, bạn không nên áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của bạn vào
những suy nghĩ và cách nhận thức vấn đề (cũng như lựa chọn cách giải quyết tình
huống) của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn phải sẵn sàng để lắng nghe, giúp đỡ, chấp nhận
những cảm xúc của trẻ và không tỏ ra e dè về những suy nghĩ kỳ lạ của chúng, hãy
tin tưởng rằng trẻ có thể xử lý những vấn đề và cảm giác của chúng, và cho phép
trẻ chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.
+ Đừng lúc nào cũng ép con bạn phải nói với bạn về một vấn đề gây cho
chúng sự khó khăn khi nói cùng bạn hoặc khi trẻ đang căng thẳng. Nhiều người
muốn giúp đỡ trẻ đang bị tổn thương; nhưng cách tốt nhất là quan sát trẻ và bình
tĩnh nhận ra những biểu hiện của chúng thông qua những cử chỉ, h ành động nào
đó. Hãy nhìn vào cử chỉ, điệu bộ của trẻ và cho hỏi xem chúng cảm thấy thế nào.
Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe nhiều hơn về những gì
chúng đang cảm thấy. Sau đó, bạn có thể hỏi chúng: Mẹ có thể làm gì cho con?
Mẹ có thể giúp con chứ?. Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn mà trẻ nhận thấy sẽ
giúp chúng cảm thấy an tâm và có thể tâm sự cùng bạn để cùng bạn giải quyết vấn
đề.
Trò chuyện với con bạn:
+ Để giúp con bạn học cách lắng nghe, hãy dịu dàng chạm vào trẻ và gọi
tên của nó.
+ Dùng một giọng nói nhẹ nhàng khi bạn nói với trẻ, và thỉnh thoảng chỉ thì
thầm, như vậy trẻ có thể luyện cách lắng nghe.
+ Khi nói chuyện hãy nhìn vào đôi mắt c ...