Danh mục

Cách giữ quan hệ tốt với đồng nghiệp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.20 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không nên biến vấn đề thành chuyện riêng của hai người mà hãy bàn luận thành công việc của chung. Điều này không những thể hiện thái độ chuyên nghiệp mà còn cải thiện hiệu quả lao động và phù hợp vì lợi ích chung của công ty. Nếu vấn đề là của riêng ai đó thì sẽ không dễ giải quyết và có thể trở thành mâu thuẫn giữa đồng nghiệp.Hiểu lầm là nguyên nhân gây bất hòa thường gặp tại công sở. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách êm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách giữ quan hệ tốt với đồng nghiệp Cách giữ quan hệ tốt với đồng nghiệpKhông nên biến vấn đề thành chuyện riêng của hai người mà hãy bàn luận thànhcông việc của chung. Điều này không những thể hiện thái độ chuyên nghiệp màcòn cải thiện hiệu quả lao động và phù hợp vì lợi ích chung của công ty. Nếu vấnđề là của riêng ai đó thì sẽ không dễ giải quyết và có thể trở thành mâu thuẫn giữađồng nghiệp.Hiểu lầm là nguyên nhân gây bất hòa thường gặp tại công sở. Vậy làm thế nào đểchúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách êm đẹp để mối quan hệ với đồngnghiệp được hài hòa đồng thời nâng cao hiệu quả công việc.1. Chỉ ra vấn đề cụ thểNếu có ý kiến hãy nêu thật cụ thể, chi tiết. Ví dụ thay bằng cách nói “ từ trước đếnnay tôi không được tham gia các cuộc họp ”, bạn hãy nêu ra cách biểu đạt hiệu quảhơn: “ Buổi họp về tiêu thụ hàng hóa thứ tư trước nếu được tham gia tôi sẽ đưa raý kiến tốt hơn ”.2. Tránh xa xung độtTránh tham gia vào các cuộc xung đột, đặc biệt là những việc không liên quan đếnbạn hoặc bạn không có trách nhiệm. Cho dù có người bị oan ức thì hãy để họ tựgiải quyết vấn đề của mình. Tự giải quyết rắc rối của bản thân giúp họ rèn luyệnbản thân và họ cũng được cảm thấy được tôn trọng.3. Trao đổi, thảo luậnKhông nên biến vấn đề thành chuyện riêng của hai người mà hãy bàn luận thànhcông việc của chung. Điều này không những thể hiện thái độ chuyên nghiệp màcòn cải thiện hiệu quả lao động và phù hợp vì lợi ích chung của công ty. Nếu vấnđề là của riêng ai đó thì sẽ không dễ giải quyết và có thể trở thành mâu thuẫn giữađồng nghiệp.4. Biết lắng nghe đồng nghiệpHọc cách lắng nghe người khác và có ý kiến riêng của mình. Nếu đối phương chorằng bạn đã hiểu được điều anh/chị ta nói thì hiểu lầm sẽ được giảm đi rất nhiều.Trước khi thể hiện lập trường của mình, hãy đúc kết lại ý của đồng nghiệp. Khi trảlời hãy bắt đầu bằng thái độ nhã nhặn: “ vấn đề mà anh/ chị vừa nêu…” để đốiphương biết được bạn đã hiểu ý muốn của họ. Có thể suy nghĩ của hai bên giốngnhau nhưng cách biểu đạt có chút khác biệt.5. Không nên tìm đến sếpNếu xuất hiện mâu thuẫn, trước tiên hãy tự tìm cách giải quyết. Có những ngườikhi cảm thấy bản thân bị oan ức lập tức tìm đến lãnh đạo. Nên hiểu rằng, khi có sựtham gia của sếp thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.6. Nói năng từ tốn khéo léo khi muốn bày tỏ ý kiếnNếu vấn đề trở nên rắc rối và khó khăn, hãy hẹn thời gian và nơi nói chuyện . Cómâu thuẫn với khách hàng hay đồng nghiệp làm việc ngắn hạn là hoàn toàn khôngcông bằng và thể hiện bạn là người không chuyên nghiệp. Hãy lựa chọn một thờiđiểm thích hợp và cùng nhau giải quyết vấn đề.7. Tự giải quyết vấn đề theo cách riêng tưKhi mối bất hòa mâu thuẫn chỉ xảy ra giữa hai người, hãy tìm cách giải quyết vấnđề ở những nơi ít người. Ai cũng quan tâm đến thể diện của bản thân vì vậy khinói chuyện nên chú ý đến cả những người xung quanh.8. Không nên tự tìm rắc rốiKhi bạn có thắc mắc nào đó, hãy nói chuyện trực tiếp với người có liên quan. Nhớrằng, điều bạn quan tâm là duy trì mối quan hệ công việc chứ không phải là mốiquan hệ cá nhân. Bạn không cần nói về phẩm chất hay tính cách của đồng nghiệp.9. Tự phê bìnhSự mâu thuẫn nảy sinh trong văn phòng phần lớn là phát sinh từ công việc, do vậygiải quyết chúng không phải là quá khó khăn. Nhưng nếu sự thực cho thấy bạn cầncó trách nhiệm với mâu thuẫn thì bạn nên xin lỗi đồng nghiệp của mình, đôi khilời xin lỗi rất hiệu quả khi giải hòa những mâu thuẫn.10. Tìm người giải hòaNếu mâu thuẫn không thể giải quyết hoặc liên quan đến những vấn đề nhạy cảmthì sự xuất hiện của người thứ ba là rất cần thiết, khi này rất có thể sếp cũng sẽtham gia giúp hai người tìm được câu nói chung. Bạn cũng có thể tìm người mà cảhai đều tín nhiệm hoặc nếu trong nội bộ công ty thì người trong bộ phận tàinguyên nhân lực là thích hợp nhất.11. Làm rõ đầu đuôi câu chuyệnĐôi khi vấn đề mâu thuẫn không có quan hệ với bạn. Hay bạn cho rằng đồngnghiệp muốn gây với bạn, nhưng thực tế là hôm đó tâm trạng của họ không đượctốt. Suy xét kĩ và trả lời, đôi khi sự im lặng là câu trả lời khá tốt.12. Hòa đồng và học cách quên đi mâu thuẫnMọi người vì công việc chung mới làm việc với nhau, để hoàn thành công việcmột cách hoàn hảo là khá khó khăn. Mâu thuẫn bât hòa xảy ra là khó tránh, thẳngthắn đối mặt với vấn đề mới là cách giải quyết tốt nhất. Nên học cách quên đi bấthòa như vậy mới tránh được xung đột có thể phát sinh sau này và mối quan hệgiữa đồng nghiệp mới lâu dài. ...

Tài liệu được xem nhiều: