Danh mục

Cách giúp trẻ biết giữ lời hứa

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 78.13 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

T Tình trạng này cũng bị phân tán một phần thông qua giao tiếp của bé với bạn bè, thầy cô ở lớp mẫu giáo. Khi ấy, cha mẹ không còn là trung tâm với bé. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh cũng không nhận thức rõ tầm quan trọng với bé hay đặt câu hỏi. Không ít cha mẹ phàn nàn rằng, những câu hỏi của bé là ngớ ngẩn hoặc nếu bé hỏi sẽ bị người xung quanh cười chê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách giúp trẻ biết giữ lời hứa Cách giúp trẻ biết giữ lời hứa T Tình trạng này cũng bị phân tán một phần thông qua giao tiếp của bé với bạn bè, thầy cô ở lớp mẫu giáo. Khi ấy, cha mẹ không còn là trung tâm với bé. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh cũng không nhận thức rõ tầm quan trọng với bé hay đặt câu hỏi. Không ít cha mẹ phàn nàn rằng, những câu hỏi của bé là ngớ ngẩn hoặc nếu bé hỏi sẽ bị người xung quanh cười chê. Trước hết, bạn nên làm gương cho bé bằng cách tích cực đặt nhiều câu hỏi mở, tránh những câu hỏi mà bé có thể trả lời nhanh bằng từ có hoặc không khi đối thoại. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi bé: Hôm nay, con ăn những món gì? thay vì Hôm nay con có ăn thịt không?. Câu hỏi mở sẽ tăng cơ hội cho bé giao tiếp và khai thác các câu hỏi ngược lại với bạn. Dù bận bịu đến mấy, bạn cũng nên tranh thủ thời gian để trò chuyện với bé hàng ngày. Nhấn mạnh với bé rằng: Mẹ sắp xong việc rồi. Mẹ rất vui được cùng chia sẻ với con. Cách này khơi dậy trí tò mò của bé với những điều bạn sắp trao đổi. Bạn có thể sáng tạo ra những câu trả lời thú vị mang tính chất khoa học hài hước khi bé hỏi; ví dụ, khi bé hỏi: Mẹ ơi tại sao máy bay lại bay được?, bạn có thể trả lời: Tại vì chúng có cánh giống như chim con ạ. Bé có thể hỏi tiếp: Nhưng con gà cũng có cánh mà sao không bay được hả mẹ - bạn hóm hỉnh trả lời: Chắc nó biết con thích ăn thịt gà nên không bay đi mất đấy... rong đa số trường hợp, nếu lời hứa không phải do người lớn ép ra, thì đó không phải là những lời hứa trống rỗng, mà phản ánh ý chí của trẻ, ước muốn của trẻ muốn hành động như vậy. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan khác nhau, ví dụ, do yêu cầu đặt ra quá cao, trẻ không luôn luôn giữ được lời hứa. Giả sử, con bạn hứa sẽ không để bị điểm 2 nữa. Nhưng bạn hiểu rằng với những vấn đề con bạn hiện đang gặp phải, nó không đủ khả năng thực hiện lời hứa của mình, dù muốn đến mức nào. Ở đây, điểm quan trọng là cha mẹ không nên quá chú tâm đến những lời hứa như thế, mà cần tế nhị đưa con trở lại mặt đất. Hãy giúp con nhìn nhận một cách thực tế để nó đưa ra những quyết định vừa sức nhằm thực hiện được dự định đúng thời hạn đã hứa và chuyển dự định thành kế hoạch hành động. Có những khi trẻ hứa gì đó khi biết trước là sẽ không giữ được lời hứa. Đơn giản là chúng muốn được yên thân. Hay, vì bị cuốn hút vào việc nào đó, trẻ đồng ý với tất cả yêu cầu của bạn, thậm chí còn không nghe hết bạn đang nói về vấn đề gì. Chuyện đó hay xảy ra trong những trường hợp khi cha mẹ quá kèm cặp con, áp đặt chúng bằng quyền uy hiếp của mình. Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể quên lời hứa của mình. Chúng có thể hứa những việc mà không muốn thực hiện lắm. Không ai lại nghĩ đến chuyện bắt trẻ hứa xem phim hoạt hình hay đọc truyện cổ tích - nếu đó là việc làm mà chúng yêu thích. Ở đây điều quan trọng nhất là cần cho trẻ hiểu rằng việc hứa và thực hiện lời hứa là dấu hiệu của tính tự chủ, sự trưởng thành. Con bạn càng hiểu sớm điều đó, càng tốt đối với nó. Còn cha mẹ cần giúp trẻ giữ được lời hứa. Trừng phạt trong những trường hợp như vậy là điều vô nghĩa, chỉ làm cho trẻ tức giận, gây ra phản ứng không hay, dẫn đến việc trẻ tránh xa người lớn. Vì trẻ không cảm thấy mình là người có lỗi: chúng muốn làm tốt hơn, nhưng có gì đó cản trở. Và điều chú ý nhất - trẻ cần sự giúp đỡ không chỉ khi chúng hứa, mà còn khi thực hiện lời hứa. Ví dụ, hãy giúp con hoạch định thời gian, nếu ngày mai đó cần đi ra cửa hàng và chuẩn bị đến nhà bạn chơi. Hãy đặt ra thời hạn dài hơn để con bạn sửa chữa những điểm kém của mình, và không chỉ định ra thời hạn, mà còn lập ra kế hoạch để con cải thiện thành tích học tập. Hãy luôn tạo điều kiện cho con thực hiện điều đã định. Con gái quên rửa bát đĩa sau khi ăn? Cứ để cho nó làm việc đó khi bạn bè đã đến đợi ở cửa. Con trai bạn hứa làm bài tập ngay sau khi ở trường về, nhưng lười? Nó sẽ phải ngồi học vào buổi tối, thay vì xem tivi hay chơi trên máy tính. Nghĩa là cần có yêu cầu rõ ràng: ban đầu hãy thực hiện điều đã hứa, sau đó mới chuyển sang làm việc trẻ yêu thích. Nếu cha mẹ giữ vững nguyên tắc này, chẳng bao lâu con bạn sẽ hiểu việc không giữ lời hứa là không có lợi. ...

Tài liệu được xem nhiều: