Thông tin tài liệu:
Đôi khi “người khó chơi” nhất lại chính là người chịu trách nhiệm ký duyệt tiền lương cho bạn. Tất cả chúng ta đều muốn tạo được quan hệ tốt đẹp với sếp nhưng để đạt được điều đó không hề đơn giản. Phương thức đúng đắn để trở thành bạn của sếp là hãy bắt đầu suy nghĩ về sếp như một người bình thường chứ không phải một hình ảnh của quyền chức. Thành thực mà nói, sếp cũng giống bạn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách lấy lòng sếp
pCách lấy lòng sếp
Đôi khi “người khó chơi” nhất lại chính là người chịu trách nhiệm ký
duyệt tiền lương cho bạn. Tất cả chúng ta đều muốn tạo được quan hệ tốt
đẹp với sếp nhưng để đạt được điều đó không hề đơn giản.
Phương thức đúng đắn để trở thành bạn của sếp là hãy bắt đầu suy nghĩ
về sếp như một người bình thường chứ không phải một hình ảnh của
quyền chức. Thành thực mà nói, sếp cũng giống bạn ở chỗ muốn thân
thiện với các đồng nghiệp của mình. Tạo dựng mối quan hệ với sếp đơn
giản chỉ là học cách giao tiếp với một cấp bậc xã hội cao hơn, do vậy,
bạn hoàn toàn có thể làm được việc đó phải không nào?
Nên
Cách tiếp cận và trở thành bạn tốt nhất của sếp là bạn cần tỏ ra mình là
một người đáng tin cậy không chỉ về mặt nghề nghiệp mà còn cả trong
cuộc sống. Các lãnh đạo thường có xu hướng cất nhắc những người họ
hiểu biết và quý mến, đây chính là lý do khiến việc thúc đẩy tình bạn với
sếp trở thành một giải pháp thăng tiến thông minh.
Gắn bó với sếp bên ngoài công sở
Một điều bình thường là tất cả chúng ta đều có xu hướng bị kéo gần tới
những người khác có chung thị hiếu, quan điểm. Nhưng nếu bạn thực sự
muốn làm vui lòng sếp, hãy tìm cách gắn bó hơn với sếp ở ngoài văn
phòng làm việc.
Tham gia các hoạt động thể thao như quần vợt hay chơi golf trong lúc
nghỉ ngơi là những cách tuyệt vời để gây dựng mối quan hệ với sếp, mối
quan hệ này sẽ không liên quan gì tới chuyện chức tước mà chỉ thuần
tuý theo kiểu bạn bè mà thôi.
Hoà nhập vào thế giới của sếp
Trò chuyện về các vấn đề chính sách trong công ty hay những lời phàn
nàn của khách hàng sẽ chỉ khiến sếp bạn “nhớ ra” cương vị sếp của họ
chứ không phải là một người bạn bình thường. Nhưng khi bạn đề cập
đến những chủ đề gần gũi như các đội bóng yêu thích, các điểm du lịch
thú vị, tức là bạn đã như đang nói chuyện với một người bạn của mình
chứ không còn với sếp nữa. Hãy cố gắng “lái” câu chuyện hướng tới
những chủ đề có vẻ gần gũi như thế, không cứng nhắc và không liên
quan gì đến chính sách, công việc gì cả.
Hỏi han những chuyện “vặt vãnh
Có thể bạn chẳng mấy quan tâm tới chuyện con của sếp sắp được 5 tuổi
nhưng sếp của bạn lại rất quan tâm, tất nhiên rồi. Bạn không nhất thiết
phải quá chi tiết nhưng hãy chú ý và thi thoảng đề cập tới những chuyện
tưởng là “nhỏ” như sinh nhật, đội bóng sếp thích vừa giành thắng lợi hay
bạn đọc được ở đâu đó thông tin về ngôi trường sếp đã từng học, tất cả
những cái đó sẽ giúp bạn tạo được sự khác biệt. Và bạn biết không, đó
chính là cách những người bạn thường nói chuyện với nhau đấy
Mấu chốt của vấn đề nằm ở cách tiếp cận thật tự nhiên, bạn càng biết
cách đề cập chủ đề thật tự nhiên trong khi trò chuyện càng tốt. Nhưng
việc gửi tặng quà quá đắt tiền cho con sếp có thể khiến sếp nghĩ bạn
đang cố lấy lòng sếp để được thăng chức. Không biết tỏ ra khéo léo
trong cách tặng quà, bạn sẽ dễ dàng đánh mất tình bạn đã cất công gây
dựng bao lâu với sếp.
Tạo tình thân với vợ sếp
Khi sếp bạn muốn phàn nàn về chuyện gì đó, chắc chắn ông ta sẽ nói với
vợ mình. Vì vậy, bạn hãy cố gắng để trở thành một trong số ít những
người được vợ sếp quen tên, biết mặt, điều này sẽ giúp bạn rất nhiều
việc, nhất là khi những lời phàn nàn của sếp lại dành cho chính bạn.
Làm được như vậy bạn sẽ ngạc nhiên về những kết quả đáng kể nếu vợ
sếp là đồng minh của bạn và có thể trở thành đối thủ đáng gờm tới mức
nào nếu vợ sếp không thích bạn. Bất cứ cuộc trò chuyện trực tiếp nào
cũng rất cần thiết, dù đó chỉ là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chừng 10 phút
trong bữa tiệc hay lúc gặp mặt ăn uống sau giờ làm việc. Cần phải đảm
bảo rằng bạn kiến tạo được mối liên minh với những người có vai trò
đưa ra quyết định cuối cùng.
...