Thông tin tài liệu:
Không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết quan tâm đến việc học hành của con cái và biết cách trao đổi với thầy cô để hỗ trợ việc học tập của con em mình được đến nơi đến chốn. Trao đổi và nói chuyện với thầy cô giáo về công việc học tập và sinh hoạt của con khi không có bố mẹ ở bên là một việc làm quan trọng, nó thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến con cái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách nói chuyện "lấy lòng" thầy cô giáo của con Cách nói chuyện lấy lòng thầy cô giáo của conKhông phải ông bố bà mẹ nào cũng biết quan tâm đến việc học hành củacon cái và biết cách trao đổi với thầy cô để hỗ trợ việc học tập của con emmình được đến nơi đến chốn. Trao đổi và nói chuyện với thầy cô giáo vềcông việc học tập và sinh hoạt của con khi không có bố mẹ ở bên là mộtviệc làm quan trọng, nó thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến con cái.Chuẩn bịKhâu chuẩn bị khá quan trọng vì trước khi đến gặp hoặc gọi điện cho thầycô giáo của con, mẹ phải biết nói những gì, đề cập đến vấn đề gì của con.Mẹ hãy ghi vào giấy các tình huống cần thiết liên quan đến học tập và sinhhoạt của con như quá trình học tập, những điểm yếu kém, những môn cầnkhắc phục và mục tiêu sắp tới... để không thấy bỡ ngỡ và thiếu sót khi traođổi với cô giáo.Chọn thời điểm thích hợpChọn thời điểm thích hợp thực sự rất quan trọng khi mẹ quyết định nóichuyện với cô giáo của con. Không phải thời điểm nào hợp với mình cũngsẽ hợp với người khác. Nên tránh gọi điện và đến nhà cô giáo trongnhững giờ làm việc, giờ ăn cơm. Trước đó mẹ nên gửi cho cô một thưđiện tử, bàn về vấn đề học tập của con và muốn có một cuộc nói chuyệntùy vào giờ giấc của cô giáo.Khi nói chuyện nên bắt đầu vào chủ đề ngay, không kéo dài thời gian làmảnh hưởng đến thời gian và công việc của cả mẹ và cô giáo. Tôn trọngthời gian của đôi bên sẽ làm cho cuộc nói chuyện được chất lượng hơn.Biết lắng ngheKhi trẻ đến tuổi đi học sẽ không ở gần cha mẹ thường xuyên. Người đượctiếp xúc với trẻ nhiều hơn và có đánh giá cũng như nhìn nhận về trẻ chínhxác hơn là cô giáo và bạn bè của trẻ. Hãy lắng nghe cô giáo nói về quátrình học tập cũng như sinh hoạt của trẻ. Dù những ý kiến đó có thể hơikhác và không được như những gì mẹ mong muốn, mẹ cũng nên lắngnghe và chia sẻ để cả đôi bên cùng tìm ra những cách giải quyết thích hợpnhất.Trao đổi điểm mấu chốtTrong cả buổi nói chuyện mẹ không hẳn chỉ biết lắng nghe, sau khi lắngnghe hãy chia sẻ những suy nghĩ, những cảm nhận và tình hình học tậpcủa con cho cô giáo. Mẹ cũng nên nói với cô giáo về tính cách, cá tính vàthói quen dù tốt hay xấu của con để cô biết và có những điều chỉnh phùhợp.Mẹ hãy ghi nhớ những điểm mấu chốt sau cuộc đối thoại để có cách thứcdạy và quan tâm đến con cái mình.Khi đã quen đáp ứng con thì việc từ chối càng trở nên gian nan hơn.Nhiều phụ huynh không khỏi xót xa khi làm con buồn hay thất vọng. Vì thế,dù muộn con hay không, vẫn cần tuân thủ cách dạy con theo quy tắc. Đểbé không hư khi là con một hoặc khi muộn con, phụ huynh nên chú ý đếnnhững điểm sau:- Vợ chồng cần thống nhất cách nuôi dạy con. Nếu vợ (chồng) luôn bênhvực con thì việc dạy con chỉ thành công nửa vời. Bé sẽ biết đang được bố(hay mẹ) nuông chiều và tiếp tục vòi vĩnh.- Phải giới hạn với việc chiều con. Cái gì hợp lý mới đáp ứng. Cái gì khôngđúng thì cương quyết không làm. Nếu bé quấy khóc, mè nheo thì cha mẹkhông cần quá hoảng hốt. Có thể giải thích rồi phớt lờ bé. Nghiêm khắcmột vài lần để tạo nếp sống tốt cho con.- Tránh để bé biết, bé đang là cục cưng, cha mẹ mong mãi mới được.Làm vậy, vô tình sẽ tạo cho bé tâm lý Mình là nhất và buộc cha mẹ phảinuông chiều.- Đừng nghĩ rằng, sau này lớn lên, con sẽ hiểu tình yêu thương của chamẹ và trở thành người tốt. Tre già, khó uốn, dạy dỗ bé từ nhỏ thì bao giờcũng dễ hơn khi đã lớn. Nếu buông lỏng, bé sẽ quen đặt cái tôi lên hàngđầu, sai khiến người khác làm theo ý mình, sống ích kỷ và dễ bị tập thể côlập. Các nghiên cứu cho thấy, những bé đành hành như thế thường ítthành công trong cuộc sống về sau.Tóm lại, việc dạy con không phải dễ. Giáo dục con khi muộn con càng khóhơn. Đòi hỏi cha mẹ thực sự tỉnh táo, biết kiềm chế tình yêu thái quá vớicon. Nếu sống cùng ông bà thì càng khó hơn. Khi đó, tâm lý xót cháu củaông bà có thể làm gián đoạn quá trình dạy dỗ từ cha mẹ. ...