Danh mục

Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.15 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổiCác bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%.Nguyên nhân của các bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổiCó nhiều nguyên nhân có thể giải thích được sự gia tăng đến chóng mặt các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hoá của cơ thể. Tiếp theo là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổi Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổi Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệmắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%. Nguyên nhân của các bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích được sự gia tăng đến chóng mặt các bệnhxương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hoá của cơ thể. Tiếp theo là các điềukiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi (ô nhiễm môi trường, lao động nặngnhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên, kinh tế lạc hậu, trình độ văn hoá, nhận thức củangười dân còn hạn chế). Như chúng ta đã biết, bộ máy vận động của chúng ta cấu tạo từcơ, xương và khớp, có tác dụng tạo hình cho toàn bộ cơ thể. Hệ thống các xương của cơthể tạo thành một khung xương vững chắc, có tác dụng bảo vệ các cơ quan có tầm quantrọng sống còn như đại não, tủy sống, các tạng trong lồng ngực, ổ bụng. Sự phối hợp nhịpnhàng của hệ thống cơ xương khớp với nhau và với các cơ quan khác cho phép con ngườidi chuyển được trong không gian, sinh hoạt và lao động. Những người trẻ tuổi đạt đến sựphát triển thể lực tối đa. Bộ máy vận động của họ hoạt động trơn tru, hoàn hảo, phối hợprất tốt với các cơ quan khác trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, hô hấp. Do vậy họ cóthể thực hiện các động tác phức tạp, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Tuy nhiên khi vềgià, ở những người cao tuổi diễn ra quá trình thoái hoá toàn bộ cơ thể, trong đó phải kểđến sự lão hóa của bộ máy vận động (cơ xương khớp). Bộ máy vận động trở nên rệu rã,như một chiếc xe máy già nua, han gỉ, khó có thể thực hiện được chức năng vận động tốtnhư ngày trẻ. Bộ máy vận động do vậy trở nên dễ bị tổn thương hơn, khó chống cự lạiđược với các yếu tố gây hại của môi trường như chấn thương, tai nạn, bệnh tật. Bên cạnhđó một số lượng đáng kể những người cao tuổi cũng đã từng bị mắc các bệnh khớp nhiềunăm trước đó, để lại các di chứng nặng nề khi họ bước vào tuổi già. Kết quả là có một sốbệnh khớp thường hay gặp nhiều ở những người cao tuổi. Đó là thoái hoá khớp, loãngxương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương. Có thể nói nôm na là thoái hoá khớpchính là hậu quả của quá trình lão hóa khớp, còn loãng xương chính là do lão hoá hệthống xương của cơ thể. Điều đáng chú ý là người có tuổi thường hay mắc đồng thờinhiều bệnh khác nhau như tăng huyết áp, bệnh Parkinson, làm bệnh nhân rất dễ bị té ngãvới hậu quả là gãy xương, thậm chí tử vong. Còn gút chính là biểu hiện rối loạn chuyểnhoá đạm của cơ thể, một trục trặc về chuyển hóa, thường đi kèm với các rối loạn chuyểnhoá khác như rối loạn chuyển hoá đường gây bệnh đái tháo đường hay rối loạn lipid máugây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Còn ung thư xươngthường là thứ phát, hậu quả của di căn các loại ung thư từ nơi khác đến xương như ungthư phổi, vú, dạ dày, tuyến tiền liệt, bệnh đa u tủy xương. Các biện pháp giúp phát hiện sớm các bệnh xương khớp ở người cao tuổi Hiện nay y học hiện đại đã có thể phát hiện sớm và kiểm soát có hiệu quả cácbệnh lý cơ xương khớp như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân, chụp đồng vịphóng xạ. Các kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ sinh thiết cơ, xương, màng hoạtdịch khớp, siêu âm chẩn đoán, các xét nghiệm sinh hoá, miễn dịch đang được ứng dụngnhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp. Một số xét nghiệm gen chophép biết trước được nguy cơ mắc một số bệnh khớp ngay từ khi đứa trẻ còn ở trong bàothai. Tuy nhiên chính người bệnh phải là người biết đầu tiên cần chú ý phát hiện sớmbệnh. Các biểu hiện sớm của bệnh xương khớp là đau ở bất kỳ vị trí nào của bộ máy vậnđộng dù cho đó là cơ, xương hay khớp và hạn chế vận động. Triệu chứng đau có thể kèmtheo các triệu chứng viêm khác sưng, nóng, đỏ. Đó chính là các nguyên nhân đầu tiênkhiến người bệnh phải quan tâm chú ý đến bộ máy vận động của mình. Để phát hiện bệnhsớm, người bệnh cũng nên hình thành được văn hoá khám bệnh. Điều đó có nghĩa làkhi có triệu chứng bệnh thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Chớ có tham côngtiếc việc, chần chừ để đến khi bệnh nặng mới đi khám thì sẽ rất tốn kém mà hiệu quảkhông đạt được là bao. Cần phải nhấn mạnh vai trò quyết định của các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩchuyên khoa xương khớp. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa xương khớp mới là các chuyên giaphát hiện đúng và điều trị kịp thời các bệnh xương khớp cũng như có thể tư vấn hiệu quảcho người bệnh. Việc xác định các yếu tố phát triển bản thân và môi trường là các yếu tốnguy cơ mắc bệnh khác cũng giúp cho người thầy thuốc đánh giá được một cách toàndiện khả năng mắc bệnh, tiên lượng được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở ...

Tài liệu được xem nhiều: