Danh mục

cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.13 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài… Biểu hiện viêm mũi dị ứng Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng giống nhau như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền. Nếu đã thành mạn tính thì nghẹt mũi có thể xảy ra gần như thường xuyên kèm theo ù tai, nhức đầu. Một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài có thể có hiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài… Biểu hiện viêm mũi dị ứng Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng giống nhau như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền. Nếu đã thành mạn tính thì nghẹt mũi có thể xảy ra gần như thường xuyên kèm theo ù tai, nhức đầu. Một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài có thể có hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Nguyên nhân do dị nguyên gây bệnh bao gồm phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm, một số thức ăn như dâu, dứa, tôm, cua, cá; một số thuốc như aspirin, quinin hoặc vi khuẩn: liền cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli... Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi... Việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu: 1.Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: - Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. - Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. - Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. - Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. - Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế. 2. Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại thuốc (như Contac, Decolgen) còn gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị

Tài liệu được xem nhiều: