Thông tin tài liệu:
Tại sao cần rèn con tính kỉ luật từ nhỏ? Từ 10 tháng tuổi, bộ nhớ của bé được cải thiện rất nhiều, bé tiếp thu những gì bạn nói dễ dàng hơn. Giai đoạn này thích hợp để bạn bắt đầu dạy bé những bài học về cách tôn trọng người lớn, ứng xử thường ngày trong gia đình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách rèn tính kỷ luật cho con từ nhỏ
Cách rèn tính kỷ luật cho con từ
nhỏ
Tại sao cần rèn con tính kỉ luật từ nhỏ?
Từ 10 tháng tuổi, bộ nhớ của bé được cải thiện rất nhiều, bé tiếp thu
những gì bạn nói dễ dàng hơn. Giai đoạn này thích hợp để bạn bắt
đầu dạy bé những bài học về cách tôn trọng người lớn, ứng xử
thường ngày trong gia đình...
Đây là các khái niệm lớn, để dạy bé hiểu có thể phải mất một thời
gian dài nhưng sẽ có lợi trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ
khi còn nhỏ.
Những quy tắc trong việc rèn tính kỉ luật cho con
Để rèn con tính kỉ luật bạn không thể vội vàng một sớm một chiều mà
cần có những quy tắc nhất định của riêng mình.
Hãy để con biết bạn nghiêm khắc rèn bé những vẫn rất yêu bé.
Không chỉ điều chỉnh hành vi của bé mà bản thân bạn cũng phải
gương mẫu trong cách ứng xử hàng ngày, nhất là khi trước mặt con.
Chẳng hạn, nếu bạn đã dạy con phải rửa tay trước khi ăn, không
được vứt rác bừa bãi... thì đừng bao giờ làm trái những điều này.
Cha mẹ cũng nên thường xuyên lắng nghe tâm sự, nguyện vọng của
con để hiểu và góp ý cho con tiến bộ. Không nên đánh đập, quát
mắng trẻ mà nên để trẻ tự giác, nhận thức hành vi của mình là không
đúng và hiểu được rằng cha mẹ chỉ không thích hành động của con
chứ không phải không thích bản thân con.
Đừng quá khắt khe hay cứng nhắc. Nếu bạn đề ra những tiêu chuẩn
quá cao thì sẽ thật khó cho trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy không thể thực hiện
và chúng sẽ đâu vào đấy khi không có mặt bạn. Điều bạn nên làm
là thiết lập những giới hạn vừa phải, hợp với con để trẻ cảm thấy
được yêu thương và bảo vệ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tỏ ra dễ
tính, trẻ sẽ tưởng rằng bạn không quan tâm lắm đến những gì chúng
làm.
Bạn không nên chỉ trích gay gắt về những việc trẻ làm sai. Điều này
sẽ khiến chúng xấu hổ, mất tự tin và từ lần sau sẽ không dám mạnh
dạn tìm hiểu hay làm một điều gì nữa. Thay vào đó, hãy cho con cơ
hội giải thích lý do và bạn chỉ cần khuyên bảo, phân tích, chỉ ra cái
sai cho trẻ rút kinh nghiệm.
Trong mọi việc hàng ngày, bạn cần nhất quán. Nói không cho bé làm
việc này thì nhất định là không dù bé có năn nỉ, đòi hỏi. Không nên
vừa nói không rồi lại đồng ý chỉ vì bé quá thích vì sau này trẻ sẽ
không tuân thủ những gì bạn bảo ban nữa.
Một điều quan trọng nữa là bố mẹ và những người lớn khác trong gia
đình nên thống nhất quan điểm và cách giáo dục.
Thỉnh thoảng bạn cũng nên khuyến khích bé bằng một vài lời khen
ngợi hay phần thưởng nhỏ nếu như bé thực sự có cố gắng để bé
cảm thấy phấn khích và tích cực phát huy tính tự giác hơn.
Mỗi lần đưa con đi chơi hay sang nhà các bác, mẹ luôn mang quà
cho các bạn, các anh. Buổi tối, mẹ đề nghị con cho bố mẹ cùng chơi.
Có lúc con tiếc, cứ ôm chặt bạn khù khì, mẹ liền quay ra chơi với bố
đủ trò, rất vui. Con ngồi nhìn thèm thuồng, và rồi con chủ động rủ bố
mẹ chơi bạn khù khì, để con được chơi cùng bố mẹ trò vui kia.
Khi con không muốn cho bạn chơi đồ của con, mẹ nhắc con về
những món đồ của bạn mà mỗi khi sang nhà bạn con rất thích. Mẹ
dứt khoát nếu con không chia sẻ với bạn thì bạn cũng sẽ không chia
sẻ với con.