Thông tin tài liệu:
Sử dụng đèn chớp để bù ánh sáng mặt trời Đèn chớp thường gọi là đèn flash được dùng khá rộng rãi trong việc hỗ trợ ánh sáng nghịch trong chụp ảnh hay những trường hợp ánh sáng không đủ. Tốc độ chớp của đèn flash khoảng 1 phần vài ngàn giây. Ánh sáng được phát ra từ một bóng đèn khá nhỏ. Ánh sáng từ đèn flash gần như ánh sáng mặt trời nên thích hợp dùng cho phim lọai daylight. Mỗi đèn có một chỉ số phát sáng GN (guide number) khác nhau. Trị số GN càng lớn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách sử dụng đèn chớp
Cách sử dụng đèn chớp
Sử dụng đèn chớp để bù ánh sáng mặt trời
Đèn chớp thường gọi là đèn flash được dùng khá rộng rãi trong việc hỗ trợ
ánh sáng nghịch trong chụp ảnh hay những trường hợp ánh sáng không đủ. Tốc độ
chớp của đèn flash khoảng 1 phần vài ngàn giây. Ánh sáng được phát ra từ một
bóng đèn khá nhỏ. Ánh sáng từ đèn flash gần như ánh sáng mặt trời nên thích hợp
dùng cho phim lọai daylight. Mỗi đèn có một chỉ số phát sáng GN (guide number)
khác nhau. Trị số GN càng lớn thì độ phát sáng càng mạnh, tầm phát sáng càng xa,
ngược lại trị số GN càng nhỏ thì độ phát sáng càng yếu. Chỉ số GN = f/stop x
khoảng cách từ đèn đến chủ đề.
- Khi muốn tính độ mở ống kính ta lấy GN chia cho khoảng cách từ đèn đến
chủ đề.
GN ghi trên đèn được tính theo độ nhạy sáng 100 ISO. Khi độ nhạy sáng thay
đổi thì chỉ số GN cũng thay đổi. Cụ thể là độ nhạy sáng tăng gấp 2 lần thì GN tăng
1,4 lần. Ngược lại độ nhạy sáng giảm một nửa thì GN giảm 0,7.
Trên thân máy có lọai có đèn đi kèm, có loại không. Đèn trên máy sử dụng
khá đơn giản. Chỉ cần mở đèn, đợi sau khoảng 10s cho điện nạp đủ là có thể chụp.
Khi ấn nút chụp thì đèn sẽ tự động phát sáng. Tuy sử dụng đơn giản nhưng đèn
trong máy thường có GN nhỏ, chỉ đủ chụp trong khoảng 3m trở lại. Trường hợp
không có đèn trên máy hay đèn trên máy không đủ mạnh thì sử dụng đèn bên ngoài
gắn vào. Trên thân máy có chỗ cắm đèn ngoài gọi là hot shoe. Chỉ cần cắm đèn vào
hot shoe là đủ, các máy và đèn thế hệ sau này không còn dùng day nối. Ngoài flash
thì có hãng còn gọi là speedlight.
Nguồn sáng là một phần rất quan trọng trong chụp ảnh. Ấn tượng một bức
ảnh phụ thuộc vào hướng chiếu sáng lên chủ đề. Nguồn sáng từ phía sau người chụp
chiếu sáng lên chủ đề gọi là nguồn sáng thuận. Nguồn sáng chiếu vào trước mặt
người chụp gọi là nguồn sáng nghịch.
Chụp một tấm ảnh chụp nhanh (snap shot) hay một tấm ảnh kỷ niệm thông
thường... để có ảnh sáng toàn bộ chi tiết người ta thường chụp với ánh sáng thuận.
Thế nhưng với nguồn sáng thuận hơi mạnh thì hình ảnh sẽ không có khối. Một
nguồn sáng chếch hay ngược sáng thì dễ tạo khối. Nếu là chơi ảnh nghiệp dư thì bạn
cứ thử chụp ngược sáng xem sao. Chụp ngược sáng thì bạn có thể gặp trở ngại. Khi
nguồn sáng nghịch quá mạnh, phần sáng (phía sau) và phần tối (trên chủ đề) chên
lệch nhau quá nhiều thì có thể chủ đề bị tối đen hay phông nền trắng xóa. Lúc này
bạn sẽ sử dụng đèn flash để làm sáng chủ đề (fill flash). Như vậy đèn flash không
chỉ dùng trong phòng hay buổi tối mà còn dùng cả cho lúc ban ngày nữa. Ánh sáng
mặt trời tự nhiên và ánh sáng đèn flash tương tự nhau nên sử dụng đèn flash với ánh
sáng ban ngày hoàn toàn thích hợp.
Dùng đèn flash trong phòng
Chụp một bình hoa đặt ở cửa sổ trong phòng có dùng đèn flash.
Chụp một tấm ảnh trong phòng đa số chỉ sử dụng đèn flash một cách đơn
thuần. Thế nhưng có một cách sử dụng đèn khác.Để ý quan sát nơi cạnh cửa sổ. Cái
này giống như một studio tuyệt hảo. Ánh sáng mềm mại từ bên ngoài chiếu vào tạo
ra một nguồn sáng nghịch. Đặt chậu hoa chỗ này và chụp thử.
Trước hết để nguyên như thế và chụp. Kết quả là tấm hình bị tối. Lý do là do
ta chụp với nguồn sáng nghịch từ ngoài phòng chiếu vào. Sau đó chụp với đèn flash
ta sẽ thấy rõ hơn. Ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào phía sau chủ đề, kết hợp với ánh
sáng đèn flash chiếu vào chính diện, tạo cảm giác lập thể rõ ràng. Hơn nữa độ tương
phản trong ảnh cũng giảm xuống phù hợp hơn. Ở đây nếu không chú ý đến vấn đề
dùng đèn thì ảnh sẽ giống như là ta nhìn hoa khi tắt đèn trong phòng.
Ở ánh sáng có một yếu tố gọi là nhiệt độ màu. Ánh sáng mặt trời và đèn
huỳnh quang hoàn toàn khác nhau. Mỗi loại film được chế tạo để chụp ở một nhiệt
độ định trước. Vì thế nếu chụp film dưới ánh sáng có nhiệt độ màu khác thì màu sắc
in lên film sẽ khác với thực tế mắt ta nhìn thấy. Hiện tại thì film loại daylight dựa
trên cơ sở nhiệt độ màu của ánh sáng mặt trời nên nếu như chụp dưới ánh sáng đèn
huỳnh quang thì hình ảnh cuối cùng sẽ bị phủ màu xanh lục hay còn gọi là ám sắc
xanh.
Ngoài việc sử dụng đèn flash ra còn có thể dùng tấm phản quang để làm mất
bóng đen do ánh sáng nghịch. Cách này là dùng chính một phần nguồng sáng
nghịch được phản xạ lại để chiếu sáng lên chủ đề.
Chụp ảnh ban đêm với chức năng slow synchro flash, người và hậu cảnh cả
hai đều sáng.
Để hình dung chúng ta sẽ xem hai bức ảnh minh họa chụp chân dung ban
đêm ở trên. Bức ảnh bên dưới hấu như không thấy được hậu cảnh. Người trong ảnh
được đèn flash chiếu sáng đủ còn hậu cảnh thì đèn flash không thể phát sáng tới.
Còn tấm đầu tiên ở trên cả hậu cảnh được chụp rõ. Kỹ thuật này gọi là Slow
Synchro.Chụp tốc độ chậm với đèn flash.
Thoạt nhìn chỗ tối chụp không có đèn flash, nhưng chụp với tốc độ chậm,
thời gian màn chắn mở lâu ánh sáng vào film tăng dần dần khiến cho cảnh sáng lên.
Lúc này đèn flash ...