Cách tạo ra một ban lãnh đạo hiệu quả - Phần đầu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách tạo ra một ban lãnh đạo hiệu quả - Phần đầu Cách tạo ra một ban lãnh đạo hiệu quả - Phần đầu Các công ty có sơ đồ tổ chức phức tạp nhất cũng được điều hành (chính thức hay không chính thức) bởi một ban lãnh đạo gồm ít nhất hai hoặc ba người. Làm cách nào để tổ chức tối ưu ban lãnh đạo và chuyện gì xảy ra nếu một thành viên bỏ đi, đặc biệt khi cỗ máy lãnh đạo đang hoạt động trơn tru? Stephen A. Miles, một trong những nhà tư vấn hàng đầu của hãng Heidrick & Struggles và Michael D. Watkin thuộc trường đại học Massachusetts, đã nghiên cứu rất sâu về các công ty có cấu trúc lãnh đạo bổ sung, thông qua công việc tư vấn cho hàng loạt doanh nghiệp (trong đó có nhiều doanh nghiệp được nhắc đến trong bài). Các tác giả muốn tìm hiểu tại sao cấu trúc này ngày càng được ưa chuộng, nó phục vụ cho mục đích gì và nó cũng tạo ra những thách thức nào. Nghiên cứu này sẽ giúp cho những ai đang dự định thành lập một nhóm có thể làm những việc mà một cá nhân không thể làm nổi. Đồng thời cảnh báo các doanh nghiệp về lợi ích luôn đi kèm với rủi ro. Vì các thành viên trong ban lãnh đạo có những điểm mạnh và phong cách khác nhau, nên họ có thể xung khắc hay mâu thuẫn nhau, khiến mục tiêu đề ra khó đạt được. Tương tự, thành công cũng mang lại nhiều thách thức. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một thành viên trong đội bỏ đi, hơn nữa đây lại là hành động thường xảy ra. Theo logic, khi doanh nghiệp thành công, mọi thành viên trong đội đều được các đối thủ cạnh tranh đánh giá cao và muốn chiêu dụ về công ty mình. Vậy là, ban lãnh đạo càng phối hợp bổ sung cho nhau tốt, thì khó khăn càng chất chồng khi có sự thay đổi nhân sự trong nhóm. May mắn thay, ban giám đốc và CEO có thể tránh được những vấn đề tương tự. Với những hiểu biết sâu rộng về ban lãnh đạo bổ sung, bạn có thể tạo ra một nhóm làm việc hiệu quả bảo đảm thành công lâu dài, bất chấp sự thay đổi nhân sự nếu có. Bài viết này sẽ đưa ra ví dụ về những ban lãnh đạo, bao gồm cả Hội đồng quản trị của những tập đoàn khổng lồ, nhưng trước hết, nó sẽ đề cập đến mối quan hệ của hai hay ba người lãnh đạo cao nhất trong công ty. Bốn cách thành lập ban lãnh đạo Tầm quan trọng của ban lãnh đạo trong bất kỳ một công ty lớn nào nằm chính trong vai trò đa dạng, khác biệt giữa các thành viên. Thông thường Ban lãnh đạo bao gồm những người đảm nhiệm các bộ phận chức năng chuyên biệt. Đây là điều hoàn toàn hợp với tự nhiên, vì mỗi con người thường có những khả năng và hạn chế riêng. Vì vậy, họ chỉ nên tập trung vào một lĩnh vực là thế mạnh của mình. Năng lực một cá nhân thường hạn chế không cho phép quản lý cả một doanh nghiệp to lớn và phức tạp. Bruce Chizen, CEO của công ty công nghệ và phần mềm Adobe Systems, đã nói về vị trí lãnh đạo thế này: “Công việc lãnh đạo cả một doanh nghiệp là quá lớn đối với bất kỳ cá nhân nào”. Hai hoặc ba người cùng làm việc để bổ sung cho nhau sẽ mang lại kết quả lớn hơn rất nhiều so với thành quả của bất kỳ một cá nhân riêng biệt nào. Cách thứ nhất: chia quyền lãnh đạo theo nhiệm vụ Nhìn chung, có bốn cách thành lập ban lãnh đạo bổ sung. Do CEO cần tăng cường chú ý đến hoạt động doanh nghiệp và có thời gian đề ra chiến lược lãnh đạo, vì vậy, trong các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp chia quyền lãnh đạo theo nhiệm vụ. Đối mặt với hàng loạt vấn đề khó quản trị, phức tạp và mơ hồ, lãnh đạo thường muốn chia nhỏ trách nhiệm. Và như đã lưu ý ở trên, chia sẻ vai trò lãnh đạo sẽ giúp nhà quản lý tập trung hơn vào công việc chuyên môn. Ví dụ, CEO và COO, trong đó CEO sẽ tập trung quản trị đối ngoại, còn đồng nghiệp COO sẽ tập trung các vấn đề nội bộ. Có một cách khác để chia sẻ nhiệm vụ là bổ nhiệm lãnh đạo nắm giữ chức vụ điều hành từng cơ sở kinh doanh hoặc các lĩnh vực kinh doanh trong cùng một tập đoàn. Cách thứ hai: chia quyền lãnh đạo theo chuyên môn Trước khi trở thành tổng giám đốc, bất kỳ ai cũng đã từng lãnh đạo một hay hầu hết các bộ phận chức năng như: bộ phận bán hàng; marketing; tài chính; sản xuất hay R&D. Mặc dù, vị trí tổng giám đốc đòi hỏi người lãnh đạo phải thông hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng thường thì ông ta chỉ là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Chính vì vậy, để đưa ra quyết định chính xác, việc thành lập một ban tham mưu với các giám đốc có kỹ năng sâu ở các chuyên ngành khác nhau, là rất quan trọng. Như ta đã thấy, CEO ở các công ty bán các sản phẩm tiêu dùng thường là cựu giám đốc bán hàng và marketing, còn COO là cựu giám đốc tài chính hay giám đốc sản xuất. Trong các công ty công nghệ, COO thường là chuyên gia công nghệ cực giỏi. Ví dụ, tại hãng Adobe, CEO Chizen từng là giám đốc bán hàng và marketing còn còn Chủ tịch Hội đồng quản trị và COO Shantanu Narayen là kỹ sư và nhà thiết kế sản phẩm. Cách thứ ba: chia quyền lãnh đạo theo kinh nghiệm Nhìn chung, cách này sẽ phối hợp với nhau kém hiệu quả hơn hai cách trên. Nó liên quan đến cách xử lý thông tin của mỗi người. Hiển nhiên, cực kỳ hiếm khi xuất hiện một nhà lãnh đạo giải quyết được toàn bộ vấn đề xảy ra trong doanh nghiệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng mềm kinh nghiệm lãnh đạo Cách tạo ra một ban lãnh đạo hiệu quả tâm lý nghệ thuật sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 777 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 422 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 385 0 0 -
27 trang 324 0 0
-
48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực -nguyên tắc 47
17 trang 311 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 307 0 0 -
'Mẹo' vượt trội trong môi trường làm việc nhiều nam
4 trang 301 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 292 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 236 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 230 0 0 -
11 trang 225 0 0
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 225 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 224 0 0 -
3 trang 218 0 0
-
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 211 0 0 -
10 câu trả lời 'ăn điểm' khi đi phỏng vấn
2 trang 209 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 208 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 205 0 0 -
35 trang 193 1 0
-
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 193 0 0