Danh mục

Cách thức vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và hướng đi của Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.32 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình hội tụ kế toán quốc tế đang diễn ra hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế, thay thế dần cho các CMKT quốc tế. Tại Việt Nam, đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang thiết lập hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán theo thông lệ các nước nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin BCTC, trong đó một bộ phận quan trọng là hệ thống CMKT Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách thức vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và hướng đi của Việt Nam n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam CÁCH THỨC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ HƯỚNG ĐI CỦA VIỆT NAM #Ths. Trần Thị Yến Khoa Kinh tế & Kế toán, Đại học Quy Nhơn Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, đòi hỏi chất lượng thông tin có thể so sánh ở phạm vi quốc tế, một ngôn ngữ kinh doanh cần được thiết lập bằng việc xây dựng hệ thống chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao đáp ứng thị trường vốn quốc tế. Trước yêu cầu đó, mục tiêu của Ủy ban Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế đã có sự chuyển đổi từ hòa hợp sang hội tụ kế toán. Quá trình hội tụ này đã đạt được những thành công đáng kể, như sự chấp thuận áp dụng các chuẩn mực quốc tế của Liên minh Châu Âu từ năm 2005. Mặc dù vậy, quá trình này cũng gây nhiều tranh luận, và vì vậy, việc nghiên cứu đã được mở rộng sang nhiều quốc gia bằng việc so sánh giữa các quốc gia hay tập trung vào một quốc gia qua những mốc thời gian khác nhau để đánh giá mức độ cũng như cách thức hội tụ của các quốc gia. Quá trình hội tụ kế toán quốc tế đang diễn ra hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế, thay thế dần cho các CMKT quốc tế. Tại Việt Nam, đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang thiết lập hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán theo thông lệ các nước nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin BCTC, trong đó một bộ phận quan trọng là hệ thống CMKT Việt Nam. Đặc biệt, trong năm 2014, với việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC, về chế độ kế toán doanh nghiệp (DN) thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 và cụ thể là Thông tư 202/2014/TT-BTC, về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất, đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Cũng có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề áp dụng IFRS của Việt Nam đã được công bố. Mặc dù vậy, một số tồn tại hoặc khía cạnh cần được nghiên cứu thêm cho mục đích đề xuất ra các định hướng áp dụng IFRS của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Cách thức vận dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới Hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế, hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là những nguyên tắc và các quy định kế toán trong việc lập và trình bày BCTC mà còn gắn chặt với yếu tố thể chế, bao gồm tổ chức lập quy cũng như quy trình xây dựng và ban hành chuẩn mực. Hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế bao gồm ba phần: Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC quốc tế; Các chuẩn mực BCTC quốc tế; Các hướng dẫn CMKT quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế. IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, BCTC cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. BCTC được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong CMKT, các thông tin trên BCTC có tính so 118 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam sánh. Qua đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán, giảm sự khác biệt khác biệt quốc tế trong CMKT. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Do vậy, xu thế hội tụ kế toán quốc tế là quá trình tất yếu tiến tới xây dựng hệ thống chuẩn mực duy nhất toàn cầu, chất lượng cao áp dụng cho thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, các quốc gia do những khác biệt về các môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hóa nên đã có các phương cách tiếp cận khác nhau. Các quốc gia lớn với cách tiếp cận của mình có thể ảnh hưởng đến xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Các quốc gia nhỏ hơn thường sẽ phải thích nghi với các xu hướng này trong bối cảnh riêng của mình. Để có thể đề xuất cách thức hội tụ phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, trước hết cần nghiên cứu cách thức hội tụ của một số các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề hội tụ kế toán quốc tế, tác giả nhận thấy có ba cách thức hội tụ cơ bản như sau: Một là, cách thức vận dụng toàn bộ IFRS. Trong cách thức này, các quốc gia chấp nhận toàn bộ chuẩn mực BCTC quốc tế hầu như không có bất cứ điều chỉnh nào. Các quốc gia chọn cách thức này là Singapore và Philippines. Cách thức áp dụng toàn bộ IFRS mà không cần bất kỳ sự điều chỉnh hay chuyển đổi nào, do đó tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian soạn thảo chuẩn mực. Philippines là một ví dụ khi tổ chức lập quy chỉ tập trung vào việc tham gia chung với IASB (Thảo luận, góp ý Dự thảo,…) và xây dựng các hướng dẫn áp dụng phù hợp quốc gia. Cách làm này cũng giảm rủi ro không theo kịp với chuẩn mực quốc tế, vì trong thời gian soạn thảo chuẩn mực quốc gia thì chuẩn mực quốc tế đã thay đổi. Bên cạnh đó, cách thức vận dụng này cũng đảm bảo thông tin minh bạch và chất lượng cao cho BCTC DN, từ đó tạo cơ hội để tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng. Tuy nhiên, sự khác biệt về các yếu tố môi trường đã hình thành những đặc trưng trong từng hệ thống kế toán của mỗi quốc gia. Do đó, việc áp dụng cách thức vận dụng toàn bộ IFRS khó có thể phù hợp với tất cả các quốc gia. Đặc biệt, sự khác biệt về ngôn ngữ là hạn chế quan trọng, trong việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho tất cả các DN, do trở ngại khi tiếp cận với những thay đổi nhanh chóng của chuẩn mực quốc tế. Và cơ sở hạ tầng kế toán là những cản trở của chính các quốc gia trong quá trình áp dụng toàn bộ. Hai là, cách thức vận dụng IFRS theo hướng tiệm cận. Các quốc gia theo hướng này không chấp nhận toàn bộ chuẩn mực BCTC quốc tế mà điều chỉnh, bổ sung hệ thống hiện hành để “Tiệm cận” với chuẩn mực BCTC quốc tế theo một lộ trình nhất định. Thuộc nhóm này có Thái Lan và Indonesia. Cách thức vận dụng này có nhiều ưu điểm như: Ít gây sự xáo trộn hay tranh luận vì có thể bảo vệ nhiều nhất đặc thù quốc gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: