Cách tiếp cận lịch sử văn học của Vũ Ngọc Phan trong nhà văn hiện đại
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 211.41 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đời sống văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ 20 luôn là nguồn cảm hứng cho giới nghiên cứu, phê bình văn học. Để đến với lịch sử văn học trong những năm tháng đầy sôi động này có rất nhiều phương cách khác nhau. Với Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã chọn một cách tiếp cận lịch sử văn học bằng phương cách rất riêng của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách tiếp cận lịch sử văn học của Vũ Ngọc Phan trong nhà văn hiện đạiCÁCH TIẾP CẬN LỊCH SỬ VĂN HỌC CỦA VŨ NGỌC PHANTRONG NHÀ VĂN HIỆN ĐẠINGUYỄN VĂN TỔNGTrường THPT Nguyễn Trường Tộ, Phú YênTÔN THẤT DỤNGTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Đời sống văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ 20 luôn lànguồn cảm hứng cho giới nghiên cứu, phê bình văn học. Để đến với lịch sửvăn học trong những năm tháng đầy sôi động này có rất nhiều phương cáchkhác nhau. Với Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã chọn một cách tiếp cậnlịch sử văn học bằng phương cách rất riêng của mình. Ông đã tiếp cận từgóc nhìn thể loại và dấu ấn nghệ thuật của từng nhà văn. Từ hướng tiếp cậnnày Vũ Ngọc Phan đã khái quát được toàn bộ diện mạo văn học Việt Namtrong những năm nửa đầu thế kỉ 20.Từ khóa: Dấu ấn nghệ thuật, hệ thống thể loại, nhà văn hiện đại1. ĐẶT VẤN ĐỀKhi nói đến lịch sử văn học nghĩa là ta đang nói đến phương cách tiếp cận văn học trongphương thức tồn tại lịch sử của nó. Khám phá văn chương từ góc nhìn văn học sửthường đi vào khai thác những qui luật sinh thành và phát triển của các hiện tượng vàquá trình văn học diễn ra trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định. Ở Nhà vănhiện đại,Vũ Ngọc Phan tái hiện lại toàn cảnh bức tranh văn học sử Việt Nam chặngđường nửa đầu thế kỉ 20 nhưng bức tranh ấy không dựng lên từ những dữ kiện tácphẩm, tác giả, trào lưu, các giai đoạn đã qua của nền văn học theo trình tự thời gian.Ông cũng không đi vào khai thác “thân thế của từng nhà văn đến văn phẩm, rồi lại địnhrõ cả sự liên lạc của nhà văn nọ với nhà văn kia đồng thời hay khác thời” [4]. Vũ NgọcPhan lí giải qui luật sinh thành, phát triển của văn học chặng đường này bằng hệ thốngthể loại văn học và dấu ấn nghệ thuật của các nhà văn. Thông qua việc tái hiện diện mạovăn học thời kì này bằng hệ thống thể loại và dấu ấn nghệ thuật, Vũ Ngọc Phan đã gópphần làm khởi lộ toàn bộ đời sống văn học Việt Nam trong những năm nửa đầu thế kỉ20 đầy sôi động.2. NHẬN DIỆN LỊCH SỬ VĂN HỌC TỪ HỆ THỐNG THỂ LOẠINhìn một cách tổng thể, trong suốt cả thời trung đại, hệ thống thể loại văn học của vănhọc Việt Nam nằm trong văn học khu vực phương Đông. Phần lớn thể loại văn học của tađều chịu ảnh hưởng bởi hệ thống thể loại văn học Trung Quốc cổ điển với thơ, văn, phúlục gần như chiếm địa vị độc tôn. Chúng có một mục đích chung là để nói chí, nói tình, làtải đạo và đóng khung trong nền văn học mang tính chất phi ngã, sùng cổ, uyên bác cáchđiệu. Đến chặng đường đầu thế kỉ 20, sự du nhập của văn hóa phương Tây đã mở ra mộtchân trời mới cho văn chương. Chính cuộc giao lưu, gặp gỡ Đông - Tây đã sớm tạo raTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 73-7974NGUYỄN VĂN TỔNG – TÔN THẤT DỤNG“những vết rạn” [1] ban đầu để rồi dần dần “khoét sâu vào tính qui phạm” [2] của văn họctrung đại tạo nên một hệ hình mới, kèm theo đó là sự phát triển vô cùng phong phú và đadạng của cả một hệ thống hoàn chỉnh đầy đủ những thể loại. Các tài liệu nghiên cứu gầnđây đều đã chỉ rõ, bước sang những năm đầu thế kỉ 20 sinh hoạt văn chương Việt Nam đãđược tổ chức lại để tạo ra một nền văn học theo mẫu hình châu Âu. Và cuộc Âu hóa ấydiễn ra đồng bộ trên nhiều phương diện từ môi trường văn học, chủ thể sáng tác, quanniệm về sáng tác, các mối quan hệ của sáng tác với đời sống. Thế nhưng không ở đâungười ta thấy rõ điều ấy như trong thể loại. Những biến động trên phương diện hình thứctức là việc tiếp nhận những thể loại mới cụ thể “những nhân vật chính” [3] của một nềnvăn học luôn là bằng chứng rõ ràng. Đi cùng với hơi thở thời đại, bắc nhịp được nhữngbước chuyển mình của văn chương đương thời, Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại đãphác thảo một cách khá đầy đủ về nền văn học hiện đại từ thời kì phôi thai cho đến giaiđoạn trưởng thành, định hình. Sự chớm nở của từng thể loại đến quá trình nở rộ và pháttriển rực rỡ của nó được Vũ Ngọc Phan tái hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ. Một nền vănhọc mới với đầy đủ diện mạo của nó từ biên khảo, dịch thuật, phóng tác, văn xuôi, thơ,kịch, tiểu luận, phê bình văn học… đều được hội ngộ trong Nhà văn hiện đại.Trong toàn bộ Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã chọn lựa và sắp xếp theo trình tự từCác nhà văn đi tiên phong tập trung trong hai quyển I và II bao gồm những nhà văn hồimới có chữ Quốc ngữ, kế đến là những tác giả trong nhóm Đông Dương tạp chí và NamPhong tạp chí (ở quyển I). Quyển II bao gồm ba chương viết về Các nhà văn độc lậpgồm: các nhà biên khảo, các tiểu thuyết gia, các thi gia. Bước sang quyển III gồm sáuchương được ông sắp xếp, phân loại nhà văn theo từng sở trường cụ thể: từ các nhà viếtbút kí đến những nhà viết lịch sử và kí sự, kế đến là những nhà viết phóng sự, các nhàphê bình và biên khảo, các kịch gia, các thi gia. Cuối cùng, trong toàn bộ quyển IV VũNgọc Phan tập trung viết về những tiểu thuyết gia gồm: tiểu thuyết phong tục, tiểuthuyết luận đề, tiểu thuyết luân lý, tiểu thuyết truyền ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách tiếp cận lịch sử văn học của Vũ Ngọc Phan trong nhà văn hiện đạiCÁCH TIẾP CẬN LỊCH SỬ VĂN HỌC CỦA VŨ NGỌC PHANTRONG NHÀ VĂN HIỆN ĐẠINGUYỄN VĂN TỔNGTrường THPT Nguyễn Trường Tộ, Phú YênTÔN THẤT DỤNGTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Đời sống văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ 20 luôn lànguồn cảm hứng cho giới nghiên cứu, phê bình văn học. Để đến với lịch sửvăn học trong những năm tháng đầy sôi động này có rất nhiều phương cáchkhác nhau. Với Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã chọn một cách tiếp cậnlịch sử văn học bằng phương cách rất riêng của mình. Ông đã tiếp cận từgóc nhìn thể loại và dấu ấn nghệ thuật của từng nhà văn. Từ hướng tiếp cậnnày Vũ Ngọc Phan đã khái quát được toàn bộ diện mạo văn học Việt Namtrong những năm nửa đầu thế kỉ 20.Từ khóa: Dấu ấn nghệ thuật, hệ thống thể loại, nhà văn hiện đại1. ĐẶT VẤN ĐỀKhi nói đến lịch sử văn học nghĩa là ta đang nói đến phương cách tiếp cận văn học trongphương thức tồn tại lịch sử của nó. Khám phá văn chương từ góc nhìn văn học sửthường đi vào khai thác những qui luật sinh thành và phát triển của các hiện tượng vàquá trình văn học diễn ra trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định. Ở Nhà vănhiện đại,Vũ Ngọc Phan tái hiện lại toàn cảnh bức tranh văn học sử Việt Nam chặngđường nửa đầu thế kỉ 20 nhưng bức tranh ấy không dựng lên từ những dữ kiện tácphẩm, tác giả, trào lưu, các giai đoạn đã qua của nền văn học theo trình tự thời gian.Ông cũng không đi vào khai thác “thân thế của từng nhà văn đến văn phẩm, rồi lại địnhrõ cả sự liên lạc của nhà văn nọ với nhà văn kia đồng thời hay khác thời” [4]. Vũ NgọcPhan lí giải qui luật sinh thành, phát triển của văn học chặng đường này bằng hệ thốngthể loại văn học và dấu ấn nghệ thuật của các nhà văn. Thông qua việc tái hiện diện mạovăn học thời kì này bằng hệ thống thể loại và dấu ấn nghệ thuật, Vũ Ngọc Phan đã gópphần làm khởi lộ toàn bộ đời sống văn học Việt Nam trong những năm nửa đầu thế kỉ20 đầy sôi động.2. NHẬN DIỆN LỊCH SỬ VĂN HỌC TỪ HỆ THỐNG THỂ LOẠINhìn một cách tổng thể, trong suốt cả thời trung đại, hệ thống thể loại văn học của vănhọc Việt Nam nằm trong văn học khu vực phương Đông. Phần lớn thể loại văn học của tađều chịu ảnh hưởng bởi hệ thống thể loại văn học Trung Quốc cổ điển với thơ, văn, phúlục gần như chiếm địa vị độc tôn. Chúng có một mục đích chung là để nói chí, nói tình, làtải đạo và đóng khung trong nền văn học mang tính chất phi ngã, sùng cổ, uyên bác cáchđiệu. Đến chặng đường đầu thế kỉ 20, sự du nhập của văn hóa phương Tây đã mở ra mộtchân trời mới cho văn chương. Chính cuộc giao lưu, gặp gỡ Đông - Tây đã sớm tạo raTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 73-7974NGUYỄN VĂN TỔNG – TÔN THẤT DỤNG“những vết rạn” [1] ban đầu để rồi dần dần “khoét sâu vào tính qui phạm” [2] của văn họctrung đại tạo nên một hệ hình mới, kèm theo đó là sự phát triển vô cùng phong phú và đadạng của cả một hệ thống hoàn chỉnh đầy đủ những thể loại. Các tài liệu nghiên cứu gầnđây đều đã chỉ rõ, bước sang những năm đầu thế kỉ 20 sinh hoạt văn chương Việt Nam đãđược tổ chức lại để tạo ra một nền văn học theo mẫu hình châu Âu. Và cuộc Âu hóa ấydiễn ra đồng bộ trên nhiều phương diện từ môi trường văn học, chủ thể sáng tác, quanniệm về sáng tác, các mối quan hệ của sáng tác với đời sống. Thế nhưng không ở đâungười ta thấy rõ điều ấy như trong thể loại. Những biến động trên phương diện hình thứctức là việc tiếp nhận những thể loại mới cụ thể “những nhân vật chính” [3] của một nềnvăn học luôn là bằng chứng rõ ràng. Đi cùng với hơi thở thời đại, bắc nhịp được nhữngbước chuyển mình của văn chương đương thời, Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại đãphác thảo một cách khá đầy đủ về nền văn học hiện đại từ thời kì phôi thai cho đến giaiđoạn trưởng thành, định hình. Sự chớm nở của từng thể loại đến quá trình nở rộ và pháttriển rực rỡ của nó được Vũ Ngọc Phan tái hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ. Một nền vănhọc mới với đầy đủ diện mạo của nó từ biên khảo, dịch thuật, phóng tác, văn xuôi, thơ,kịch, tiểu luận, phê bình văn học… đều được hội ngộ trong Nhà văn hiện đại.Trong toàn bộ Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã chọn lựa và sắp xếp theo trình tự từCác nhà văn đi tiên phong tập trung trong hai quyển I và II bao gồm những nhà văn hồimới có chữ Quốc ngữ, kế đến là những tác giả trong nhóm Đông Dương tạp chí và NamPhong tạp chí (ở quyển I). Quyển II bao gồm ba chương viết về Các nhà văn độc lậpgồm: các nhà biên khảo, các tiểu thuyết gia, các thi gia. Bước sang quyển III gồm sáuchương được ông sắp xếp, phân loại nhà văn theo từng sở trường cụ thể: từ các nhà viếtbút kí đến những nhà viết lịch sử và kí sự, kế đến là những nhà viết phóng sự, các nhàphê bình và biên khảo, các kịch gia, các thi gia. Cuối cùng, trong toàn bộ quyển IV VũNgọc Phan tập trung viết về những tiểu thuyết gia gồm: tiểu thuyết phong tục, tiểuthuyết luận đề, tiểu thuyết luân lý, tiểu thuyết truyền ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiếp cận lịch sử văn học Lịch sử văn học Vũ Ngọc Phan Nhà văn hiện đại Dấu ấn nghệ thuật Hệ thống thể loạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 1
190 trang 152 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển hai): Phần 2
93 trang 81 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển tư - Tập thượng): Phần 2
126 trang 35 0 0 -
Lý thuyết phê bình văn học: Phần 1
162 trang 32 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển tư - Tập thượng): Phần 1
98 trang 28 0 0 -
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -6
5 trang 24 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển nhất): Phần 2
102 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 2
176 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển tư - Tập hạ): Phần 1
89 trang 22 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển nhất): Phần 1
90 trang 20 0 0