Danh mục

Cách từ chối khi trẻ vòi vĩnh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.19 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách từ chối khi trẻ vòi vĩnhCác cha mẹ đến khổ vì tính vòi vĩnh của conNài nỉ mãi vẫn không được mẹ mua siêu nhân, cậu con trai 5 tuổi của chị Lan (Đống Đa, Hà Nội) giãy đành đạch, lăn ra đất ăn vạ. Dọa nạt, dỗ dành không được, cuối cùng chị Lan cũng mua.Chị Lan cho biết, chị đến khổ với tính vòi vĩnh của cậu con trai. Ở nhà không thiếu nhưng cứ thấy cửa hàng bán đồ chơi là cậu lại sà vào, đòi mua siêu nhân cho bằng được. Con lại không biết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách từ chối khi trẻ vòi vĩnh Cách từ chối khi trẻ vòi vĩnhCác cha mẹ đến khổ vì tính vòi vĩnh của conNài nỉ mãi vẫn không được mẹ mua siêu nhân,cậu con trai 5 tuổi của chị Lan (Đống Đa, Hà Nội)giãy đành đạch, lăn ra đất ăn vạ. Dọa nạt, dỗ dànhkhông được, cuối cùng chị Lan cũng mua.Chị Lan cho biết, chị đến khổ với tính vòi vĩnh củacậu con trai. Ở nhà không thiếu nhưng cứ thấy cửahàng bán đồ chơi là cậu lại sà vào, đòi mua siêu nhâncho bằng được. Con lại không biết giữ đồ, siêu nhânnào mua cũng chỉ chơi được 1-2 ngày rồi lại gãy tay,chân..., vứt xó nên chị không muốn mua thêm.Nhưng xin mua không được thì cháu ăn vạ, khóc lóc.Đánh, mắng con thì mình không nỡ, nên nhiều khi đểyên chuyện, tôi vẫn phải mua cho xong, chị Lan tâmsự.Giống như chị Lan, nhiều lần chị Hoài (Gia Lâm, HàNội) cũng gặp phải cảnh dở khóc cười vì cậu con trai4 tuổi. Dù là con trai, nhưng cứ không vừa lòng là lạixị mặt, ngồi thu lu vào góc nhà, ôm mặt khóc, có khiđến 30 phút. Ai động vào thì càng khóc to hơn, thậmchí quay lại đánh bôm bốp.Một lần, cả nhà chị đi siêu thị, bé cứ nằng nặc đòi vàochơi trò chơi. Chị không cho thế là con dậm chân,nhất quyết không chịu dù mẹ kéo tay, rồi ngồi bệtxuống nền nhà. Đến khi mọi người cố tình làm ngơ,bỏ đi về, bé vẫn không chịu dậy. Cuối cùng bố cháuphải quay lại bế lôi cổ về, chị Hoài kể.Bà Hoàng Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Nghiêncứu sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng chobiết, một trong những điều khó nhất khi làm cha mẹ lànói không với con. Nhiều cha mẹ hay phàn nàn vìtính vòi vĩnh của trẻ và tỏ ra bất lực khi từ chối một đềnghị nào đó.học cách nói không với con cái. Nguồn: images. Trong cách giáo dục trẻ, giữa muốn và cần rất khác nhau. Tâm lý của trẻ bao giờ cũng muốn rất nhiều, mà muốn là vô cùng, trẻ cần phải hiểu rằng không phải lúc nào muốn cũng được. Vai trò của cha mẹ là đảm bảo yếu tố cần trên cơ sở quyền của trẻ. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đáp ứng mọi mong muốn, đề nghị của con cái. Mà dù có thể cũng không nên vì nếu đáp ứng được 1, 2, 3 lần thì cũng sẽ đến lúc có điều không thể đáp ứng được. Vì thế, cha mẹ nên học cách nói không với con cái, bàLan cho biết.Theo bà Lan, khi trẻ đã đề nghị bạn một việc gì đónghĩa là trẻ mong muốn và hy vọng được đáp ứng.Nếu không được đáp ứng, bé sẽ buồn và thất vọng.Vì vậy cha mẹ nên chọn cách nói như thế nào đểkhông làm trẻ buồn, thất vọng.Trước lời đề nghị của con, cha mẹ nên lắng nghe mộtcách cẩn thận, chăm chú và dành thời gian suy xét lờiđề nghị của bé, kể cả khi biết chắc chắn phải từ chốicũng không nên trả lời không ngay lập tức. Tránhviệc con vừa nói đã phủi tay một cái: Thôi. Vớ vẩn,cái này có cần đâu, có thể người lớn không cầnnhưng trẻ cần.Một trong những nguyên tắc khi cha mẹ nói khôngvới con là phải xuất phát từ sự chân thành, coi trẻnhư bạn. Nhiều khi chính cách nói của cha mẹ khiếntrẻ giận hơn. Chẳng hạn, bạn có thể nói: Con đã có 3đồ chơi dạng này rồi, mua thêm thành 4, như thế cócần thiết mua ngay bây giờ không.Bạn hãy phân tích để trẻ hiểu tại sao bạn khôngmuốn đáp ứng yêu cầu của con. Khi bé có thể dựđoán được quyết định của cha mẹ, bạn hãy khẳngđịnh câu trả lời không. Nếu không được, bạn có thểhướng trẻ vào cái khác, có thể đáp ứng được, lại phùhợp hơn. Hoặc bạn gắn nó với một thời điểm muakhác. Đó có thể là phần thưởng được mua sau khihoàn thành bài tập, kỳ thi, là phần thưởng do sự nỗlực của trẻ, chứ không phải cứ muốn là được.Bà Lan cũng nhấn mạnh, cha mẹ cần kiên nhẫn trướcsự phản ứng của trẻ và không nên quá dễ dàng thayđổi câu trả lời không thành có. Nếu sự không kiênquyết này được lặp đi lặp lại, trẻ sẽ có hiểu rằng bốmẹ có thể thay đổi câu trả lời, những phản ứng nhưkhóc, mè nheo, hờn dỗi... có thể làm thay đổi quyếtđịnh của bố mẹ. ...

Tài liệu được xem nhiều: