Thông tin tài liệu:
Cho đến khi 3-4 tuổi thì trẻ vẫn chưa phân biệt được thực tế và giả tưởng. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không tiếp thu được khái niệm về nói thật và nói dối. Vì vậy thay vì là dấu hiệu của sự hư hỏng, những lời bịa đặt của con có thể bắt nguồn từ: - Trí tưởng tượng phong phú. Óc sáng tạo của con bạn phát triển nhanh đến nỗi bé cho rằng những gì vẽ ra trong đầu mình hoàn toàn là sự thật. Sau cùng, ai mà chả từng nghĩ đến có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách xử lý khi con nói dối Cách xử lý khi con nói dối Cho đến khi 3-4 tuổi thì trẻ vẫn chưa phân biệt được thực tế và giả tưởng. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không tiếp thu được khái niệm về nói thật và nói dối. Vì vậy thay vì là dấu hiệu của sự hư hỏng, những lời bịa đặt của con có thể bắt nguồntừ:- Trí tưởng tượng phong phú. Óc sáng tạo của con bạnphát triển nhanh đến nỗi bé cho rằng những gì vẽ ra trongđầu mình hoàn toàn là sự thật. Sau cùng, ai mà chả từngnghĩ đến có các siêu nhân nằm dưới giường của họ.- Đãng trí. Làm sao mà một đứa trẻ 2 tuổi có thể nhớ đượcđã vứt chiếc ôtô của mình ở đâu. Và khi bạn mắng con vìnhững vết vẽ bẩn trên tường và bé chối, thì không phải làbé nói dối, mà vì bé không nhớ ra là mình đã làm như vậy.Hoặc có thể đó là cách bé tự thuyết phục mình rằng mìnhchưa làm điều đó- Hội chứng thiên thần. Một đứa trẻ 2 tuổi mà bố mẹ luôntin rằng con mình thật ngoan giỏi, cũng sẽ tự nhủ rằng: Bốmẹ yêu mình vì mình ngoan. Một cậu bé ngoan thì khônglàm đổ sữa như thế. Mà sữa nào? Mình chẳng làm đổ sữanào ra cả!.Làm gì khi bé nói dối- Pha trò. Mặc dù bạn không khuyến khích con bịa đặt,nhưng cách tốt nhất để xử lý ở giai đoạn này là hãy thảlỏng, thưởng thức câu chuyện phóng tác của con và nhẹnhàng bồi dưỡng sự thật thà cho con. Những câu chuyệnthêu dệt thường không có hại và là một phần tất yếu trongquá trình phát triển bình thường của trẻ 2 tuổi.Cũng như vậy với những người bạn tưởng tượng. Điềuđó là bình thường và là một dấu hiệu về trí tưởng tượng tốtcủa bé. Xét theo khía cạnh tình cảm, đó là một cách an toànđể giúp bé nhìn nhận mình muốn trở thành con người nhưthế nào.- Không buộc tội. Hãy nói sao cho bé phải thú nhận, chứkhông chối cãi: Mẹ không hiểu vì sao những bút vẽ này lạirơi hết trên sàn. Giá mà có ai giúp mẹ nhặt lên nhỉ.- Khuyến khích sự thật thà. Khi con bạn thú nhận là đãlén lấy đi một cái bánh, thì đừng vội mắng bé. Nếu bạn lahét con, bé sẽ không dám nói thật lần sau. Nếu bạn nhẹnhàng bảo con rằng nên hỏi trước khi làm việc gì và cảmơn con vì đã nói thật, thì bé sẽ nhận ra lợi ích của sự thậtthà.- Đừng đỏi hỏi con quá mức. Đừng áp đặt lên con quánhiều luật lệ và yêu cầu. Bé sẽ không hiểu hoặc không thểtuân theo mọi thứ, khi đó bé sẽ buộc phải nói dối để khônglàm bạn thất vọng.- Khẳng định với con rằng bạn luôn yêu con cho dù thếnào. Khi bé vô tình làm rơi chiếc cốc, bé có thể chối bỏ vìsợ rằng bạn sẽ không yêu con nữa. Hãy giải thích rằng bốvà mẹ luôn yêu con, cho dù con đã làm việc gì đó màkhông cố ý.- Xây dựng niềm tin. Hãy để con bạn hiểu rằng bạn luôntin tưởng con và con cũng thể tin tưởng bạn. Khi có thể,hãy tránh nói dối với con. Nếu con bạn sắp phải đi tiêm,đừng nói rằng nó không đau. Cố gắng giữ lời của mình,nhưng khi không thể thì xin lỗi vì đã không giữ lời. Điềuquan trọng nhất là khen ngợi con mỗi khi con nói thật.Những lời khen ngợi tích cực sẽ giúp bé cảm thấy giá trịmỗi khi mình nói ra sự thật.