Danh mục

Cách xử lý vết bỏng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.98 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bỏng là một tai nạn thương tích thường gặp, chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Di chứng để lại về chức năng, sức khỏe, thẩm mỹ và tinh thần do bỏng thường nặng nề. Ðể hạn chế những di chứng, sơ cứu và xử trí đúng cách khi bị bỏng là rất quan trọng. Tùy từng loại bỏng mà có cách xử lý an toàn nhất cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân bị bỏng, ngay lập tức kéo nạn nhân ra khỏi tác nhân bị bỏng nhanh chóng và an toàn nhất. Cách xử lý các loại bỏng như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách xử lý vết bỏng Cách xử lý vết bỏngBỏng là một tai nạn thương tích thường gặp, chỉ đứngsau tai nạn giao thông. Di chứng để lại về chức năng,sức khỏe, thẩm mỹ và tinh thần do bỏng thường nặngnề. Ðể hạn chế những di chứng, sơ cứu và xử trí đúngcách khi bị bỏng là rất quan trọng.Tùy từng loại bỏng mà có cách xử lý an toàn nhất chobệnh nhân.Khi bệnh nhân bị bỏng, ngay lập tức kéo nạn nhân ra khỏitác nhân bị bỏng nhanh chóng và an toàn nhất.Cách xử lý các loại bỏng như sauBỏng do điện giật: Không được dùng tay trực tiếp để kéonạn nhân ra, phải ngắt cầu dao, dùng gậy khô hoặc vậtkhông dẫn điện để gạt tách dây điện ra khỏi nạn nhân.Nếu bệnh nhân bị ngừng thở, ngừng tim hãy để nạn nhântại chỗ trên nền cứng tiến hành hồi sinh tổng hợp (hô hấpbằng thổi miệng, ép tim ngoài lồng ngực) cho đến khi nạnnhân tự thở và tim đập trở lại mới đưa nạn nhân tới cơ sởy tế gần nhất.Bỏng do lửa, nước nóng:Trường hợp này, càng sớm càng tốt ngâm vùng bị bỏng,dội nước hoặc hứng vùng bị bỏng vào nước mát (15-20 độC), sạch khoảng 20 phút. Nước mát sẽ giúp làm giảmnhiệt độ tại chỗ, hạn chế rối loạn vi tuần hoàn tại chỗ, sẽhạn chế bỏng sâu, giảm đau cho bệnh nhân và tránh đượcviệc hình thành nốt phỏng.Không được dùng nước quá lạnh hoặc nước đá để chườmbỏng. Nếu ở mặt có thể dùng khăn ướt đắp lên vết bỏng.Sau khi ngâm nước dùng gạc sạch đắp lên vết bỏng vàbăng ép vùng bị bỏng vừa phải rồi chuyển bệnh nhân tớicơ sở y tế gần nhất.Bỏng do hóa chất (axit):Nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính axit cho nạn nhân rồingâm vùng bị bỏng vào nước hoặc dùng nước dội vàovùng bị bỏng để làm loãng nồng độ axit. Thời gian ngâmhay dội nước ít nhất khoảng 20 – 30 phút.Nếu axit bắn vào mắt thì cúi úp mắt xuống nước rồi chớpmắt nhiều lần để rửa axit khỏi mắt. Nếu uống nhầm axitthì súc miệng nhiều lần bằng nước lã, sau đó ngậm vàuống sữa lạnh, lòng trắng trứng, rồi đến cơ sở y tế gầnnhất để được xử trí.Lưu ý: Sau khi bị bỏng cần cho nạn nhân uống nhiềunước, đặc biệt khi nạn nhân kêu khát. Có thể sử dụng cácloại như nước lọc, nước hoa quả, orezol…Tuyệt đối không được bôi bất kỳ một chất gì lên vết bỏngnhư kem đánh răng, mỡ trăn, thuốc mỡ, nhựa chuối… Bởithời điểm ngay sau khi bị bỏng bôi những thứ nói trên lênvết bỏng không những không giảm đau mà còn đau hơn,có thể gây tổn thương sâu hơn và tăng nguy cơ nhiễmkhuẩn vết bỏng

Tài liệu được xem nhiều: