Danh mục

CẢI CÁCH CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 100.33 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi rất tán đồng ý kiến của nhiều nhà giáo dục đã đặt ra từ lâu là cải cách giáo dục phải bắt đầu từ việc xác định triết lý giáo dục, một triết lý rõ ràng, phù hợp với yêu cầu của thời đại trong giai đoạn toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Có một số đặc điểm của thời đại gắn liền với triết lý giáo dục. Trước tiên đó là trong kỷ nguyên thông tin, kiến thức của nhân loại gia tăng gắp đôi sau mỗi thập niên, vì vậy cần hiểu rằng việc quá chú...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẢI CÁCH CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC CẢI CÁCH CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC Tôi rất tán đồng ý kiến của nhiều nh à giáo dục đã đặt ra từ lâu là cải cách giáo dụcphải bắt đầu từ việc xác định triết lý giáo dục, một triết lý r õ ràng, phù hợp với yêu cầu củathời đại trong giai đoạn toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Có một số đặc điểm của thời đạigắn liền với triết lý giáo dục. Trước tiên đó là trong kỷ nguyên thông tin, kiến thức của nhân loại gia tăng gắpđôi sau mỗi thập niên, vì vậy cần hiểu rằng việc quá chú trọng nhồi nhét kiến thức đến mứcquá tải là một quan niệm sai lầm. Những gì đúng hôm nay rất có thể không còn đúng vàongày mai. Ý định biên soạn sách giáo khoa “chuẩn’ , giáo trình “chuẩn”, chương trìnhkhung để áp dụng trong 10 năm là một quan điểm tự thân nó đã làm cho nền giáo dục tụthậu. Đặc điểm thứ hai của thời đại là những vấn đề mới có tầm quan trọng chưa từnggặp xuất hiện ngày càng dồn dập, dẫn đến nhiều công cụ và biện pháp từng phát huy hiệuquả tốt trong quá khứ không còn tác dụng nữa. Bước sang thế kỷ XXI, loài người tiến vàomột giai đoạn phát triển mới với cường độ ngày càng tăng. Viện Nghiên cứu Nomura củaNhật Bản cho rằng sau làn sóng thứ ba của kỷ nguyên thông tin, thế giới đang chuyển vàolàn sóng thư tư mà đặc trưng là tập trung vào sự sáng tạo với công nghệ tạo ra ý tưởngmới (Ideas Engineering) và đưa ra các khái niệm mới (Concepter).Tương lai một xã hộisáng tạo sẽ bùng nổ và ngự trị tất cả, người sáng tạo hơn sẽ là người chiến thắng. Ngàynay, mục tiêu của giáo dục không phải là cung cấp càng nhiều kiến thức càng tốt, mà điềuquan trọng hơn là tạo ra những con người biết tư duy sáng tạo, vì vậy, truyền đạt kiến thứctheo kiểu áp đặt, với những bài “mẫu” phải học thuộc lòng, hoàn toàn phản tác dụng. Triếtgia người Pháp J.J. Rousseau rất chí lý khi cho rằng: “Nếu chỉ nhào nặn con người theoduy nhất một trạng thái, thì anh ta sẽ trở nên vô dụng trước mọi tình huống khác”. Vấn đề thứ ba là “dạy làm người”. Thông điệp về giáo dục của UNESCO trongthế kỷ XXI là: Học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống. Trong bốnyêu cầu đặt ra nói trên thì về thực chất nền giáo dục nước nhà mới chú trọng yêu cầu thứnhất với một số lệch lạc nh ư đã nói ở trên. Mặt khác, Ngân hàng Thế giới xác định thế kỷXXI là kỷ nguyên kinh tế dựa vào kỹ năng(Skills based economy). Kết quả của nhiềunghiên cứu đã đi đến nhận định là trong các yếu tốt quyết định mức độ thành công của conngười thì kỹ năng sống chiếm đến 85%, còn kiến thức chuyên môn chỉ đóng vai trò khoảng15%. Nhận định đó rất xác hợp với vô số trường hợp thành công vượt trội trong tất cả cáclĩnh vực hoạt động xã hội, vì chính kỹ năng sống quyết định nhân cách, ý chí, văn hóa, bảnlĩnh, các mối quan hệ, tính năng động sáng tạo, tính chuy ên nghiệp…của con người.UNESCO cũng xác định NĂNG LỰC = KIẾN THỨC + KỸ NĂNG + THÁI ĐỘ, mà haiyếu tố sau lại thuộc về kỹ năng sống. Các nước phát triển Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Singapore…đều đã lập ra các ủy ban xác định yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong thế kỷ thứ XXI.Tất cả các nghiên cứu nói trên đều đi đến kết luận chung về tầm quan trọng của kỹ năngsống. Xin trích dẫn ra đây kết luận của Ủy ban Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ về 13 kỹ năngcần có của người lao động trong thế kỷ thứ XXI: 1- kỹ năng tư duy sáng tạo, 2- kỹ năng đặtmục tiêu và tạo động cơ làm việc, 3- kỹ năng quan hệ, giao tiếp ứng xử, 4- kỹ năng lãnhđạo, 5- kỹ năng học hỏi, 6- kỹ năng lắng nghe, 7- kỹ năng thương lượng, 8- kỹ năng thuyếttrình và diễn giải ý tưởng, 9- kỹ năng đảm bảo tính hiệu quả trong công việc, 10- kỹ năngphát triển cá nhân trong công việc, 11- kỹ năng tìm giải pháp và giải quyết nhanh vấn đề,12- lòng tự tôn về bản thân, 13- kỹ năng làm việc theo nhóm. Chúng ta nói về “dạy làmngười”, nhưng hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học c òn khiếm khuyết trầm trọngtrong mảng này. Kiến thức tự nó không có giá trị, nó chỉ có giá trị khi được đem ra ứngdụng vào những việc mang lại hiệu quả thiết thực. Kiến thức chỉ là sức mạnh tiềm tàng. Liên quan đến những vấn đề trên là tư duy quan lý cần thay đổi triệt để hơn.Những năm gần đây Bộ đã mở rộng phần nào quyền tự chủ của các trường đại học, nhưngnhìn chung vẫn còn mang nặng tính “chăn dắt, xin cho”. Người quan lý thường muốn tất cảcác đối tượng mình quản lý đều phải làm theo cùng một cách mà mình áp đặt cho dễ. Tuynhiên, điều đó lại hạn chế sự xuất hiện những nhân tố mới tích cực, tiến bộ, vì nó trái vớiquy luật tiến hóa dựa trên sự chọn lọc từ sự đa dạng. ...

Tài liệu được xem nhiều: