Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 595.40 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ công dân và doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRẦN ĐÌNH THẮNG * Tóm tắt: Cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ công dân và doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập quốc tế. Các phương diện của nền hành chính nhà nước cần được cải cách là: thể chế, tổ chức bộ máy; nguồn lực công; công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử; lập pháp, tư pháp. Từ khóa: Cải cách hành chính; hành chính nhà nước; thể chế hành chính; bộ máy hành chính; cán bộ; công chức. 1. Mở đầu Nền hành chính nhà nước là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu nhà nước; là hệ thống bao gồm những yếu tố về thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để đảm nhận những chức năng thực thi quyền hành pháp, quản lý, điều hành các lĩnh vực trong đời sống xã hội và thực thi quyền lực của nhân dân. Năng lực, quyền lực, hiệu lực của Nhà nước xét đến cùng đều thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính quốc gia. Đẩy mạnh cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước là tiêu chí căn bản xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đất nước. 2. Yêu cầu của thực tiễn đối với việc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện 10 đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, hoạt động vừa theo những nguyên tắc và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, vừa theo những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phải phát huy cao vai trò quản lý, hướng dẫn, định hướng của Chính phủ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một khuôn khổ thể chế pháp lý và cơ chế quản lý nhà nước tương ứng. Khi mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường thay đổi, vai trò, (*) (*) Tiến sĩ, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đối với nền kinh tế cũng phải được đổi mới. Trong bộ máy nhà nước, thì trước tiên là nền hành chính phải được cải cách nhằm tạo ra sự thích ứng với nền kinh tế thị trường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội. Xét về góc độ quản lý cho thấy, quan hệ giữa nền hành chính nhà nước với các lĩnh vực kinh tế - xã hội là quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, nền hành chính nhà nước được tổ chức ra là để quản lý và điều hành xã hội, trong đó có quản lý kinh tế là lĩnh vực trọng yếu nhất trong xã hội. Trong cơ chế thị trường, đối tượng điều chỉnh và quản lý của nền hành chính tăng lên cả về số lượng và chất lượng; nội dung và hình thức quản lý, đa dạng, phức tạp, với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Trong cơ chế đó, nền hành chính nhà nước phải đổi mới nội dung và cách thức quản lý. Trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy hành chính nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế đa chủ thể, đa thành phần thông qua hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ. Nền hành chính nhà nước phải được cải cách để thực hiện các chính sách xã hội, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho mọi người phát huy dân chủ, có cơ hội phát triển, được hưởng thụ và cống hiến, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Nhà nước phải tạo môi trường chính trị ổn định, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng - an ninh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm đời sống nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất và kết cấu hạ tầng xã hội, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ công tốt hơn, có hiệu quả hơn cho xã hội; phát huy cao nhất những tác động tích cực của cơ chế thị trường, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của nhân dân. 3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cải cách hành chính nhà nước Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương, khóa VII của Đảng (1995) đã ra Nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước. Đây là Nghị quyết chuyên đề về cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước, đánh dấu bước phát triển tư duy của Đảng về cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước. Đảng khẳng định cải cách một bước nền hành chính nhà nước là “yêu cầu rất bức xúc và là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới”(1); xác định mục tiêu của cải cách hành chính là nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, (Mật), Lưu hành nội bộ, tr.29. (1) 11 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật. Đảng chủ trương cải cách một bước nền hành chính nhà nước đồng bộ trên ba nội dung cơ bản: cải cách thể chế của nền hành chính nhà nước; chấn chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRẦN ĐÌNH THẮNG * Tóm tắt: Cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ công dân và doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập quốc tế. Các phương diện của nền hành chính nhà nước cần được cải cách là: thể chế, tổ chức bộ máy; nguồn lực công; công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử; lập pháp, tư pháp. Từ khóa: Cải cách hành chính; hành chính nhà nước; thể chế hành chính; bộ máy hành chính; cán bộ; công chức. 1. Mở đầu Nền hành chính nhà nước là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu nhà nước; là hệ thống bao gồm những yếu tố về thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để đảm nhận những chức năng thực thi quyền hành pháp, quản lý, điều hành các lĩnh vực trong đời sống xã hội và thực thi quyền lực của nhân dân. Năng lực, quyền lực, hiệu lực của Nhà nước xét đến cùng đều thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính quốc gia. Đẩy mạnh cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước là tiêu chí căn bản xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đất nước. 2. Yêu cầu của thực tiễn đối với việc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện 10 đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, hoạt động vừa theo những nguyên tắc và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, vừa theo những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phải phát huy cao vai trò quản lý, hướng dẫn, định hướng của Chính phủ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một khuôn khổ thể chế pháp lý và cơ chế quản lý nhà nước tương ứng. Khi mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường thay đổi, vai trò, (*) (*) Tiến sĩ, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đối với nền kinh tế cũng phải được đổi mới. Trong bộ máy nhà nước, thì trước tiên là nền hành chính phải được cải cách nhằm tạo ra sự thích ứng với nền kinh tế thị trường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội. Xét về góc độ quản lý cho thấy, quan hệ giữa nền hành chính nhà nước với các lĩnh vực kinh tế - xã hội là quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, nền hành chính nhà nước được tổ chức ra là để quản lý và điều hành xã hội, trong đó có quản lý kinh tế là lĩnh vực trọng yếu nhất trong xã hội. Trong cơ chế thị trường, đối tượng điều chỉnh và quản lý của nền hành chính tăng lên cả về số lượng và chất lượng; nội dung và hình thức quản lý, đa dạng, phức tạp, với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Trong cơ chế đó, nền hành chính nhà nước phải đổi mới nội dung và cách thức quản lý. Trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy hành chính nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế đa chủ thể, đa thành phần thông qua hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ. Nền hành chính nhà nước phải được cải cách để thực hiện các chính sách xã hội, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho mọi người phát huy dân chủ, có cơ hội phát triển, được hưởng thụ và cống hiến, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Nhà nước phải tạo môi trường chính trị ổn định, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng - an ninh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm đời sống nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất và kết cấu hạ tầng xã hội, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ công tốt hơn, có hiệu quả hơn cho xã hội; phát huy cao nhất những tác động tích cực của cơ chế thị trường, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của nhân dân. 3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cải cách hành chính nhà nước Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương, khóa VII của Đảng (1995) đã ra Nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước. Đây là Nghị quyết chuyên đề về cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước, đánh dấu bước phát triển tư duy của Đảng về cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước. Đảng khẳng định cải cách một bước nền hành chính nhà nước là “yêu cầu rất bức xúc và là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới”(1); xác định mục tiêu của cải cách hành chính là nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, (Mật), Lưu hành nội bộ, tr.29. (1) 11 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật. Đảng chủ trương cải cách một bước nền hành chính nhà nước đồng bộ trên ba nội dung cơ bản: cải cách thể chế của nền hành chính nhà nước; chấn chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam Cải cách hành chính Thể chế hành chính Bộ máy hành chính Công nghiệp hóa Hiện đại hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo đối với cáo hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực y tế
10 trang 332 0 0 -
10 trang 221 0 0
-
Bài tiểu luận kinh tế chính trị
25 trang 182 0 0 -
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 169 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường qua Thăng Bình và Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
0 trang 157 0 0 -
Bài thuyết trình: Công nghiệp hóa trước đổi mới
25 trang 151 0 0 -
131 trang 130 0 0
-
44 trang 117 0 0
-
Chủ đề 6: Khoa học công nghệ đối với công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
33 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 trang 100 0 0