Danh mục

Cải cách thể chế hành chính-tiếp cận dưới góc độ lý luận và kinh nghiệm Nhật Bản

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.16 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu chung “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam” đã kết thúc cùng với những thành công và hạn chế nhất định. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách thể chế hành chính-tiếp cận dưới góc độ lý luận và kinh nghiệm Nhật Bản Cải cách thể chế hành chính-tiếp cận dưới góc độ lý luận và kinh nghiệm Nhật Bản Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu chung “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam” đã kết thúc cùng với những thành công và hạn chế nhất định. Tiếp nối Chương trình này, Bộ Nội vụ đang xây dựng Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2010 - 2020. Để công cuộc CCHC nói chung và cải cách thể chế hành chính nói riêng đạt hiệu quả cao, một trong những biện pháp quan trọng là tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và kinh nghiệm các nước để áp dụng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. 1. Cải cách thể chế hành chính - tiếp cận dưới góc độ lý luận 1.1. Cải cách thể chế hành chính là gì? Ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nào, kể cả các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước chính thức định nghĩa khái niệm CCHC, cải cách thể chế hành chính. Nhưng trên thực tế đã có một số quan niệm về CCHC như: (i) CCHC là sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong từng giai đoạn; (ii) CCHC không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành CCHC đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội (KTXH) của một quốc gia; (iii) CCHC tuỳ theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của lịch sử, yêu cầu phát triển KTXH của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, thủ tục hành chính hoặc tài chính công1. Theo các quan niệm trên, CCHC không phải là cải tổ hay cách mạng mà là sự thay đổi có kế hoạch gắn với hoạt động quản lý hành chính nhà nước (thuộc chức năng của cơ quan hành pháp), tùy điều kiện của từng thời kỳ và mang một số nội dung cơ bản, trong đó có nội dung về cải cách thể chế. Theo cách trình bày nội dung của CCHC, cải cách thể chế hành chính có thể được hiểu: (i) là cải cách quy trình xây dựng và thông qua các VBQPPL liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, nhằm làm rõ trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp và lấy ý kiến của người dân; (ii) là biểu hiện sự kết hợp giữa CCHC và cải cách lập pháp nhằm hoàn thiện các chế định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động quản lý hành chính phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; (iii) là việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về kinh tế, tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính, xây dựng và hoàn thiện các chế định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hành chính giữa các cơ quan nhà nước với công dân, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Khái niệm về thể chế được Douglass North đưa ra đầu tiên trong cuốn “Thể chế, sự thay đổi thể chế và vận hành kinh tế” (1990) cùng với sự phân chia thể chế thành hai loại: thể chế chính thức và không chính thức2. Theo Douglass North, thể chế là những quy tắc của trò chơi trong xã hội, hay đó là những quy tắc mang tính minh bạch và nhân văn để điều chỉnh những hành vi giao dịch giữa con người với nhau. Lý thuyết về thể chế được xây dựng dựa trên các hành vi ứng xử giữa con người với nhau phù hợp với lý thuyết của chi phí giao dịch. Ông đưa ra khái niệm về thể chế thông qua một minh họa bằng sơ đồ như sau: (Hình 1) Trong quá trình trao đổi hàng hóa, một bên luôn mong muốn được cung cấp thông tin về những thuộc tính giá trị của một loại sản phẩm nào đấy. Để thu được lợi nhuận, một bên lại luôn mong muốn và có thể dễ dàng giấu giếm thông tin. Do đó, chi phí giao dịch được xác định bởi tính quý giá và chân thực của thông tin3. Theo Douglass North, chi phí giao dịch phản ánh sự phức tạp của thể chế, các quy tắc vận hành kinh tế, điều tiết xã hội. Sự thiếu thông tin sẽ tạo cơ hội cho những hành vi cơ hội và lũng đoạn. Để ngăn ngừa điều này, các thể chế hành chính ở các quốc gia khác nhau cần phải phát triển một hệ thống thông tin pháp lý tin cậy và luôn luôn cập nhật đối với các bên có liên quan. Điều này sẽ giảm đi chi phí giao dịch. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo các khó khăn, đó là sự chưa rõ ràng, minh bạch trong việc làm thế nào để thể chế có thể thay đổi hiệu quả và những phương tiện, dụng cụ nào cần phải sử dụng để có thể đạt được mục đích cung cấp thông tin giá trị cho tất cả mọi người mà không vướng mắc bởi các hành vi sách nhiễu hay tham nhũng. Để nhấn mạnh mối quan hệ giữa thể chế và tổ chức, Douglass North cũng chỉ ra: nếu thể chế là quy tắc của trò chơi thì tổ chức là những người chơi có liên quan. Tổ chức sẽ cung cấp một cấu trúc, mô hình cơ bản cho các giao dịch giữa con người với nhau. Tổ chức bao gồm các tổ hợp của kỹ năng, chiến lược và sự liên kết giữa các người chơi - các nhóm cá nhân với cùng mục đích, mục tiêu với việc sử dụng các quy tắc, luật lệ giống nhau. Như vậy, để công cuộc CCHC nói chung và cải cách thể chế hành chính nói riêng đạt được hiệu quả, việc xây dựng và hoàn thiện các chế định pháp luật cùng với việc cung cấp thông tin pháp luật đầy đủ cho mọi tổ chức, cá nhân là một trong những yêu cầu tối cần thiết. Khái niệm thể chế và cải cách thể chế hành chính rõ ràng rộng hơn khái niệm pháp luật và cải cách hệ thống pháp luật. Vì là quy tắc của trò chơi nên ngoài những quy định mang tính pháp luật, nó còn ...

Tài liệu được xem nhiều: