Danh mục

Cải cách thể chế tạo động lực cho các ngành có lợi thế phát triển trong bối cảnh tự do hoá thương mại

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy để nhanh chóng hội nhập và tránh thất thiệt trong giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa thương mại, Việt Nam nên khai thác tối đa những nguồn lực tự nhiên của mình như du lịch. Du lịch là một biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình tự do hóa thương mại, nên Việt Nam cần tăng cường chất lượng và quy mô các sản phẩm mang tính bản sắc văn hóa cao, tức là các hàng hóa mang tính địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách thể chế tạo động lực cho các ngành có lợi thế phát triển trong bối cảnh tự do hoá thương mại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CẢI CÁCH THỂ CHẾ TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁC NGÀNH CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI INSTITUTIONAL REFORM MOTIVATES INDUSTRIES WITH DEVELOPMENT ADVANTAGES IN THE CONTEXT OF TRADE LIBERALIZATION PGS.TS. Phan Đức Dũng Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) dungpd@uel.edu.vn TÓM TẮT Thương mại là một trong những hành vi bản năng của con người nhằm thỏa mãn các đòi hỏi của mình, và tự do hóa thương mại, về bản chất, chỉ là trạng thái phát triển của bản năng đó. Tự do hoá thương mại là một xu thế toàn cầu, không lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ quốc gia nào và không quốc gia nào có thể nằm ngoài xu thế đó. Theo khảo sát VINASA, trong đó có 5 ngành, lĩnh vực được các đơn vị nhận định Việt Nam có lợi thế, cần tập trung trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư là Công nghệ thông tin; Tài chính, ngân hàng; Du lịch; Nông nghiệp và Logistics. Trước mắt, để nhanh chóng hội nhập và tránh thất thiệt trong giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa thương mại theo tôi, Việt Nam nên khai thác tối đa những nguồn lực tự nhiên của mình như du lịch chẳng hạn. Du lịch là một biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình tự do hóa thương mại, nên Việt Nam cần tăng cường chất lượng và quy mô các sản phẩm mang tính bản sắc văn hóa cao, tức là các hàng hóa mang tính địa phương. Điều cần thiết là cải cách thể chế, trong đó hoàn thiện hệ thống pháp lý và tạo ra một xã hội dân sự là nền tảng không thể thiếu để tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế. Từ khóa: thể chế, lợi thế, tự do hoá thương mại, doanh nghiệp. ABSTRACT Trade is one of human instinctive acts to satisfy its requirements, and trade liberalization, in essence, is only the developmental state of that instinct. Trade liberalization is a global trend, not dependent on the will of any country and no country can be out of that trend. According to the VINASA survey, in which there are 5 industries and sectors identified by the units as an advantage for Vietnam and need to focus on the fourth industrial revolution, Information Technology; Finance and banking; Travel; Agriculture and Logistics. In the short term, in order to quickly integrate and avoid losses in the early stages of trade liberalization in my opinion, Vietnam should make the most of its natural resources such as tourism. Tourism is the most obvious manifestation of the process of trade liberalization, so Vietnam needs to enhance the quality and scale of high cultural identity products, ie local goods. What is needed is institutional reform, in which perfecting the legal system and creating a civil society is an indispensable foundation for creating a driving force for economic development. Keywords: institutions, advantages, trade liberalization, enterprises. 34 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1. Giới thiệu Thương mại tự do (free trade) là nền thương mại quốc tế trong đó các hoạt động thương mại diễn ra mà không vấp phải bất kỳ hàng rào cản trở nào như thuế quan, hạn ngạch hoặc các biện pháp kiểm soát hối đoái được đặt ra để cản trở sự di chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ giữa các nước. Nhiều người cho rằng, tự do hóa thương mại có lợi cho những nước công nghiệp phát triển và không đông dân, nhưng thực ra không phải vậy. Tự do hóa thương mại đem lại cơ hội bình đẳng cho tất cả các quốc gia. Những nước phát triển thường không đông dân, do đó, năng lực sản xuất công nghiệp của họ sẽ bị hạn chế. Điều này dẫn đến sự di chuyển các nền công nghiệp, có nghĩa là xây dựng mạng lưới ngoại vi và trung tâm công nghiệp của các nước phát triển trong lòng các nước đang phát triển. Chính vì thế, các nước đang phát triển phải tự tin tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại và tham gia một cách chủ động. Đồng thời, các nước phát triển còn là nơi thu hút các nguồn lao động nhập cư, do đó, họ buộc phải thay đổi một số thói quen văn hóa để có thể chấp nhận những người lao động nhập cư. Họ phải có chính sách nhập cư phù hợp, chính sách bình đẳng giữa mức sống của dân bản xứ và dân nhập cư, hay làm thế nào để tăng cường mức sống của lực lượng lao động. Do vậy, giữa các nước phát triển và đang phát triển sẽ có những cơ hội và thách thức như nhau trong quá trình tự do hoá thương mại, tuy nhiên, chắc chắn sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa nền kinh tế thị trường nơi mà chủ thể xã hội đóng vai trò quyết định với nền kinh tế phi thị trường nơi mà chủ thể nhà nước đóng vai trò quyết định sẽ cản trở quá trình tự do hoá thương mại vì lợi ích của chủ thể nhà nước và chủ thể xã hội không song hành với nhau, nghĩa là chủ thể nhà nước luôn theo đuổi lợi ích chính trị và lợi ích nhóm để thủ đắc tài sản của xã hội vốn thường xuyên mâu thuẩn với lợi ích của chủ thể xã hội. Một quốc gia phát triển có quy mô lớn thì quốc gia đó sẽ có những cơ hội hay những rủi ro lớn hơn nhiều so với một quốc gia đang phát triển và đang ở quy mô phát triển thấp, nghĩa là quốc gia này có cơ hội hay những rủi ro ở quy mô nhỏ hơn nhiều. Điều này, cũng để làm sáng tỏ trong thực tế thường người ta hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm bình đẳng và bằng nhau bởi vì quy mô các cơ hội hay các rủi ro không bằng nhau ở mỗi quốc gia. Một quốc gia có năng lực ở mức nào thì chấp nhận cơ hội ở mức ấy và kém ở mức nào thì phải nhận rủi ro ở mức ấy. Vấn đề quan trọng là phải thay đổi thể chế phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường thay vì nền kinh tế phi thị trường, vốn là lực cản trong quá trình tự do hoá thương mại. Hiện nay, mức độ tự do hóa thuế quan giữa Việt Nam với những đối tác tham gia các Hiệp định thương mại so ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: