Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 229.60 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công; một số kinh nghiệm trong cải cách thủ tục hành chính để hướng tới hệ thống GFMIS. Để năm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại Trần Xuân Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính. I. Đặt vấn đề Thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công là những yêu cầu về trình tự, hồ sơ, điều kiện do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật để điều hành hoạt động, cân đối thu, chi quỹ tài chính công, bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội, của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cũng như bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với các nội dung tài chính công với cốt lõi là ngân sách nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính không chỉ là việc rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính, quy định hành chính mà còn bao gồm việc tổ chức thực hiện các thủ tục, quy định hành chính tốt hơn. Trong đó, ứng dụng CNTT vào quản lý tài chính công vừa là biện pháp vừa là mục tiêu quan trọng dưới giác độ cải cách hành chính, thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với đổi mới cơ chế, chính sách trong quản lý tài chính công. Với tư cách là quy định nội dung, cơ chế, chính sách trong quản lý tài chính công có vai trò chi phối, điều chỉnh và quyết định việc quy định thủ tục hành chính. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính công là quá trình liên tục, lâu dài gắn với quá trình xây dựng pháp luật để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác quản lý tài chính công. Với phạm vi rộng, bám sát nhu cầu quản lý tài chính công, thủ tục hành chính là một trong những công cụ để quản lý NSNN cùng với những công cụ quản lý nhà nước khác như thanh tra, kiểm tra… trong toàn bộ quá trình ngân sách từ giai đoạn lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN1. 1 Theo quy định tại hệ thống VBQPPL: Luật NSNN số 01/2002/QH11; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định 130/2005/NĐ-CP, Luật quản lý thuế sửa đổi năm 2013, các luật chuyên ngành có liên quan và các văn bản QPPL quy định chi tiết hướng dẫn thi hành… Trong đó, mỗi giai đoạn của quá trình ngân sách đều có những quy định TTHC, chẳng hạn ở giai đoạn lập dự toán ngân sách có thủ tục lập dự toán ở địa phương (mã số trên CSDLQG về thủ tục hành chính 1: B-BTC-047119-TT) và thủ tục lập dự toán ngân sách đối với các cơ quan đơn vị ở trung ương (mã số B-BTC-047250-TT), Thủ tục phân bổ ngân sách ở trung ương (B-BTC- 047230-TT)… Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 7 lĩnh vực Hải quan có 168 TTHC, lĩnh vực Thuế: 330 TTHC, lĩnh vực Kho bạc: 59 TTHC, lĩnh vực Tài chính chung: 145 TTHC. Giai đoạn lập dự toán NSNN, là giai đoạn thực hiện việc xây dựng và quyết định dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo Luật NSNN số 01/2002/QH11 và hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn như: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Thông tư số 59/2003/TT-BTC, Thông tư số 60/2003/TT-BTC… cùng các hệ thống luật hỗ trợ như luật: thuế, xây dựng, đầu tư… Giai đoạn chấp hành NSNN, là giai đoạn thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Giai đoạn này thực hiện các chỉ tiêu thu, chi NSNN. Trong giai đoạn này, có sự hỗ trợ của hệ thống TABMIS đã đi vào hoạt động đầy đủ cung cấp các chức năng chấp hành ngân sách, kế toán và báo cáo ở các cấp ngân sách. Giai đoạn quyết toán NSNN, là giai đoạn cuối cùng, thực hiện tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quản lý giải quyết các thủ tục. Để chuyển đổi mô hình quản lý tài chính công từ truyền thống sang mô hình hiện đại, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang tiếp cận theo hướng thiết lập hệ thống thông tin quản lý tài chính quốc gia (GFMIS). Theo chức năng, nhiệm vụ Cục TH&TK Bộ Tài chính đã nghiên cứu, làm rõ mô hình GFMIS ở Việt Nam là sự kết hợp giữa hệ thống thông tin ngân sách, kho bạc và các hệ thống thông tin quản lý tài chính khác của Chính phủ (quản lý nợ công, mua sắm đấu thầu, công sản, thu ngân sách), trong đó, hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc có vai trò quyết định, cốt lõi. Bên cạnh đó, các chuyên gia quốc tế GFMIS2 cũng khuyến nghị bên cạnh hướng đi tích hợp các hệ thống thông tin hiện tại cần chú trọng cải thiện quy trình quản lý tài chính công gắn với rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trước khi quyết định về phương án triển khai, làm cho dự án GFMIS trở nên khả thi hơn. II. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công Trong quản lý tài chính công, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải tuân thủ các yêu cầu về thành phần hồ sơ, điều kiện, thời hạn thực hiện theo quy định của cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước; trong nhiệm vụ lập ngân sách, các đơn vị dự toán phải tuân thủ các quy định, định mức, hướng dẫn và thời hạn của cơ quan tài chính. Đối với các cơ quan hải quan, thuế, kho bạc, quản lý ngân sách việc giải quyết các thủ tục hành chính phải đảm bảo đúng quy trình, trình tự theo quy định pháp luật. Hai vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu giảm quy trình, trình tự giải quyết TTHC tức là cải cách bên trong cơ quan giải quyết thủ 2 Theo biên bản ghi nhớ của Đoàn công tác tư vấn về GFMIS tháng 4/2014. 2 tục hành chính sẽ dẫn tới cải cách bên ngoài (giảm thành phần hồ sơ, yêu cầu điều kiện hoặc thực hiện giải quyết liên thông thủ tục) đối với đối tượng thực hiện thủ tục và ngược lại nếu giảm sự rườm rà của thủ tục, thành phần hồ sơ, tiêu chí kê khai cho các đối tượng thực hiện thủ tục thì sẽ dẫn tới nhu cầu cải cách quy tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại Trần Xuân Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính. I. Đặt vấn đề Thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công là những yêu cầu về trình tự, hồ sơ, điều kiện do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật để điều hành hoạt động, cân đối thu, chi quỹ tài chính công, bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội, của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cũng như bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với các nội dung tài chính công với cốt lõi là ngân sách nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính không chỉ là việc rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính, quy định hành chính mà còn bao gồm việc tổ chức thực hiện các thủ tục, quy định hành chính tốt hơn. Trong đó, ứng dụng CNTT vào quản lý tài chính công vừa là biện pháp vừa là mục tiêu quan trọng dưới giác độ cải cách hành chính, thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với đổi mới cơ chế, chính sách trong quản lý tài chính công. Với tư cách là quy định nội dung, cơ chế, chính sách trong quản lý tài chính công có vai trò chi phối, điều chỉnh và quyết định việc quy định thủ tục hành chính. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính công là quá trình liên tục, lâu dài gắn với quá trình xây dựng pháp luật để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác quản lý tài chính công. Với phạm vi rộng, bám sát nhu cầu quản lý tài chính công, thủ tục hành chính là một trong những công cụ để quản lý NSNN cùng với những công cụ quản lý nhà nước khác như thanh tra, kiểm tra… trong toàn bộ quá trình ngân sách từ giai đoạn lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN1. 1 Theo quy định tại hệ thống VBQPPL: Luật NSNN số 01/2002/QH11; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định 130/2005/NĐ-CP, Luật quản lý thuế sửa đổi năm 2013, các luật chuyên ngành có liên quan và các văn bản QPPL quy định chi tiết hướng dẫn thi hành… Trong đó, mỗi giai đoạn của quá trình ngân sách đều có những quy định TTHC, chẳng hạn ở giai đoạn lập dự toán ngân sách có thủ tục lập dự toán ở địa phương (mã số trên CSDLQG về thủ tục hành chính 1: B-BTC-047119-TT) và thủ tục lập dự toán ngân sách đối với các cơ quan đơn vị ở trung ương (mã số B-BTC-047250-TT), Thủ tục phân bổ ngân sách ở trung ương (B-BTC- 047230-TT)… Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 7 lĩnh vực Hải quan có 168 TTHC, lĩnh vực Thuế: 330 TTHC, lĩnh vực Kho bạc: 59 TTHC, lĩnh vực Tài chính chung: 145 TTHC. Giai đoạn lập dự toán NSNN, là giai đoạn thực hiện việc xây dựng và quyết định dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo Luật NSNN số 01/2002/QH11 và hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn như: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Thông tư số 59/2003/TT-BTC, Thông tư số 60/2003/TT-BTC… cùng các hệ thống luật hỗ trợ như luật: thuế, xây dựng, đầu tư… Giai đoạn chấp hành NSNN, là giai đoạn thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Giai đoạn này thực hiện các chỉ tiêu thu, chi NSNN. Trong giai đoạn này, có sự hỗ trợ của hệ thống TABMIS đã đi vào hoạt động đầy đủ cung cấp các chức năng chấp hành ngân sách, kế toán và báo cáo ở các cấp ngân sách. Giai đoạn quyết toán NSNN, là giai đoạn cuối cùng, thực hiện tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quản lý giải quyết các thủ tục. Để chuyển đổi mô hình quản lý tài chính công từ truyền thống sang mô hình hiện đại, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang tiếp cận theo hướng thiết lập hệ thống thông tin quản lý tài chính quốc gia (GFMIS). Theo chức năng, nhiệm vụ Cục TH&TK Bộ Tài chính đã nghiên cứu, làm rõ mô hình GFMIS ở Việt Nam là sự kết hợp giữa hệ thống thông tin ngân sách, kho bạc và các hệ thống thông tin quản lý tài chính khác của Chính phủ (quản lý nợ công, mua sắm đấu thầu, công sản, thu ngân sách), trong đó, hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc có vai trò quyết định, cốt lõi. Bên cạnh đó, các chuyên gia quốc tế GFMIS2 cũng khuyến nghị bên cạnh hướng đi tích hợp các hệ thống thông tin hiện tại cần chú trọng cải thiện quy trình quản lý tài chính công gắn với rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trước khi quyết định về phương án triển khai, làm cho dự án GFMIS trở nên khả thi hơn. II. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công Trong quản lý tài chính công, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải tuân thủ các yêu cầu về thành phần hồ sơ, điều kiện, thời hạn thực hiện theo quy định của cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước; trong nhiệm vụ lập ngân sách, các đơn vị dự toán phải tuân thủ các quy định, định mức, hướng dẫn và thời hạn của cơ quan tài chính. Đối với các cơ quan hải quan, thuế, kho bạc, quản lý ngân sách việc giải quyết các thủ tục hành chính phải đảm bảo đúng quy trình, trình tự theo quy định pháp luật. Hai vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu giảm quy trình, trình tự giải quyết TTHC tức là cải cách bên trong cơ quan giải quyết thủ 2 Theo biên bản ghi nhớ của Đoàn công tác tư vấn về GFMIS tháng 4/2014. 2 tục hành chính sẽ dẫn tới cải cách bên ngoài (giảm thành phần hồ sơ, yêu cầu điều kiện hoặc thực hiện giải quyết liên thông thủ tục) đối với đối tượng thực hiện thủ tục và ngược lại nếu giảm sự rườm rà của thủ tục, thành phần hồ sơ, tiêu chí kê khai cho các đối tượng thực hiện thủ tục thì sẽ dẫn tới nhu cầu cải cách quy tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thủ tục hành chính Quản lý tài chính công Thủ tục hành chính trong quản lý tài chính công Cải cách thủ tục hành chính Hướng tới GFMIS hiệu quảGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
2 trang 231 0 0 -
BIỄU MẪU HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
3 trang 211 0 0 -
Mẫu Đề án thành lập trường cao đẳng nghề
7 trang 184 0 0 -
MẪU TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH KHU ĐẤT THUÊ
1 trang 182 0 0 -
5 trang 162 0 0
-
Đơn xin cấp giấy phép khai thác thủy sản
1 trang 159 0 0 -
2 trang 159 0 0
-
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
4 trang 156 0 0 -
6 trang 154 0 0
-
Mẫu bìa và trang phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động môi trường
1 trang 144 0 0