Thông tin tài liệu:
Việt Nam đã thực hiện cơ chế mở cửa từ năm 1986, chính điều đó đã rung lênhồi chuông cảnh báo cho sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niêngần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt đểthu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như cácdoanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁI NHÌN TỔNG THỂ VỀ LẠM PHÁT Ơ ̉ VIỆT NAM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAYNguyên Thanh Hâu, Trường Đai Hoc Ngân Hang TpHCM ̃ ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CAI NHIN TÔNG THỂ VỀ LAM PHAT Ở VIÊT NAM TỪ ́ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ TRƯỚC ĐÊN NAY ́ I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Việt Nam đã thực hiện cơ chế mở cửa từ năm 1986, chính điều đó đã rung lênhồi chuông cảnh báo cho sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niêngần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt đểthu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như cácdoanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới.Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn có những vấn đề nổi cộm khác trongkinh tế như tỷ giá, lãi suất, lạm phát, tăng trưởng. Và vấn đề nổi cộm hơn hết đó chínhlà lạm phát. Có thể nói lạm phát như là một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó làvấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mongmuốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanhnghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội,đặc biệt là giới lao động. Ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tếphát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO cho đến nay, Việt Nam luôn đặt ra chomình mục tiêu tăng trưởng, thế nhưng núp bóng đằng sau đó là nguy cơ lạm phát cao, đólà gánh nặng vô cùng lớn đối với Nhà Nước ta. Lạm phát lại càng trở thành vấn đề thờisự của Việt Nam từ nay cho đến cuối năm 2010 do tác động của cuộc khủng hoảng tàichính nổ ra năm 2007-2008 làm lạm phát Việt Nam vượt qua ngưỡng hai con số. Nỗi lotăng giá của dân chúng và chức năng ổn định lạm phát của chính phủ vì thế đã trở thànhmột chủ đề nhạy cảm và nóng bỏng. Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát hiện nay là cần thiết, cấp bách, đặcbiệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát, em xin chọn vấn đề: Cai nhin tông thể ́ ̀ ̉về lam phat ở Viêt Nam từ trước đên nay làm đề tài nghiên cứu của mình. ̣ ́ ̣ ́ 2. Mục đích nghiên cứu – Hệ thống hóa lý luận về lạm phát, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình lạm phát trong thời gian từ năm 1986 đến tháng tư năm 2010. – Dự báo mức lạm phát trong một vài tháng cuối năm 2010; đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng kiềm chế và chống lạm phát trong năm 2010.II. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tếtrong một khoảng thời gian. Mức giá chung của nền kinh tế là giá trung bình của tất cả 1Nguyên Thanh Hâu, Trường Đai Hoc Ngân Hang TpHCM ̃ ̀ ̣ ̣ ̣ ̀các hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Do vậy, khi xảy ra lạm phát không có nghĩalà tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế đều tăng giá. Có thể một vài mặthàng giảm giá nhưng mặt hàng khác tăng giá đủ mạnh vẫn có thể gây nên lạm phát. Lạm phát cũng có thể hiểu là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ.Nền kinh tế có lạm phát, một đơn vị tiền tệ có thể mua ngày càng ít hàng hoá, dịch vụhơn. Hay hiểu nôm na là khi có lạm phát chúng ta phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệhơn cho giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định. Trái ngược với lạm phát là giảm phát. Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục.Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với giá trị âm. Giảm phát thường xuất hiện khikinh tế suy thoái hay đình đốn. 2. Các lý thuyết về lạm phát K.Marx cho rằng lạm phát là sự tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờgiấy bạc thừa làm cho giá cả (mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại sản phẩm xã hộigiữa các giai cấp trong dân cư. Theo Milton Friedman thì quan niệm: “lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéodài”. Ông cho rằng: “lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Kinh tế học quan niệm: lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chungcủa nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảmsức mua của đồng tiền. 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát a) Lạm phát theo thuyết tiền tệ: Lạm phát do cung tiền tệ cao là hiện tượng xảy ra khi tăng cung tiền tệcao hơn tăng cung hàng hóa. Trường hợp này xảy ra khi Ngân hàng Trung ươngcung ứng một lượng tiền vượt quá cầu về tiền tệ của nền kinh tế để bù đắpthâm hụt Ngân sách nhà nước hay mở rộng tín dụng của các NHTM. Khi lượng tiên M2 ...