Thông tin tài liệu:
Bộ cân bằng RBF vẫn bộc lộ một số nhược điểm như tốc độ hội tụ thấp, bất ổn định. Để khắc phục phần nào nhược điểm vốn có đó, trong bài báo này chúng tôi đưa ra giải pháp giảm số tham số cần tính của mạng RBF nhằm tăng tốc độ xử lý cho bộ cân bằng RBF trong kênh thông tin vệ tinh số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải thiện bộ cân bằng RBF cho kênh vệ tinh số
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính
C¶I TIÕN Bé C©N B»NG RBF
CHO KªNH VÖ TINH Sè
NGUYỄN VIẾT MINH
Tóm tắt: Hiện nay, ứng dụng mạng nơron hàm cơ sở xuyên tâm (Radial Basic
Function – RBF) cho bộ cân bằng kênh phi tuyến đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của nó về khả năng cân bằng
kênh phi tuyến, tính thích nghi tốt, đơn giản về cấu trúc và tính toán. Bộ cân bằng
RBF vẫn bộc lộ một số nhược điểm như tốc độ hội tụ thấp, bất ổn định. Để khắc
phục phần nào nhược điểm vốn có đó, trong bài báo này chúng tôi đưa ra giải
pháp giảm số tham số cần tính của mạng RBF nhằm tăng tốc độ xử lý cho bộ cân
bằng RBF trong kênh thông tin vệ tinh số.
Từ khóa: Thông tin vệ tinh, Mạng neuron, Cân bằng kênh, RBF.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, thông tin vệ tinh số đã được đặc biệt quan tâm [1-8]. Với
môi trường hoạt động trong không gian vũ trụ, hệ thống truyền tin qua vệ tinh bị giới hạn
về công suất tiêu thụ nguồn. Bên cạnh đó yêu cầu tăng tốc độ truyền dẫn, hiệu quả sử dụng
băng tần đã đặt ra những thách thức chủ yếu cho việc thiết kế các bộ phát đáp vệ tinh.
Trong các hệ thống thông tin vệ tinh, hầu hết các bộ khuếch đại trên vệ tinh hoạt động ở
chế độ gần hoặc ở mức bão hòa để có thể tạo ra đủ công suất phát cho tín hiệu truyền qua
một chặng đường dài. Điều này dẫn tới làm méo tín hiệu phát, ta gọi là méo phi tuyến.
Ngoài ra để đáp ứng truyền tín hiệu số tốc độ cao, người ta thường dùng các dạng điều chế
bậc cao vì vậy méo phi tuyến trở thành một yếu tố chủ yếu hạn chế hiệu năng của các hệ
thống thông tin vệ tinh [9-10].
Để giảm ảnh hưởng của tính phi tuyến do bộ khuếch đại công suất gây ra người ta
thường sử dụng hai giải pháp: (1) Bộ méo trước được đưa vào máy phát để bù trừ đặc tính
phi tuyến của bộ khuếch đại công suất cao [1,3]. (2) Sử dụng bộ cân bằng ở máy thu sao
cho có thể giảm đến mức bé nhất ảnh hưởng của phi tuyến và đồng thời cả nhiễu giao thoa
ký hiệu – ISI. Giải pháp này toàn diện hơn giải pháp thứ nhất [2].
Trong thời gian qua, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bộ cân bằng kênh phi tuyến
khác nhau và nói chung chúng được phân thành hai loại tương ứng với các kỹ thuật được
ứng dụng: Kỹ thuật dựa vào lọc Volterra [2,5,7] và kỹ thuật dựa vào mạng nơron [8-13].
Phương pháp lọc Volterra sử dụng đặc tính phi tuyến của bộ lọc này, hạn chế cơ bản của
nó là độ phức tạp tính toán cao. Khắc phục hạn chế của phương pháp lọc Volterra, hiện
nay người ta thường dùng các bộ cân bằng mạng nơron: Nơron đa lớp, nơron phản hồi
quyết định, nơron thích nghi, nơron xuyên tâm. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng của nó.
Nếu mạng nơron đa lớp được sử dụng phổ biến vì khả năng giải quyết nhanh bài toán phi
tuyến cao nhưng lại kèm theo đó là độ phức tạp tính toán lớn [11]. Bộ cân bằng phản hồi
quyết định – DFE, có ưu điểm thích ứng cao với sự biến đổi của môi trường nhưng phải
tính đến khả năng tăng nhiễu và tính ổn định của hệ thống [11]. Mạng nơron hàm cơ sở
xuyên tâm với đặc điểm: Khả năng giải quyết tốt bài toán phi tuyến, đơn giản trong hướng
dẫn. Mạng này có thể học qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống thể hiện
qua tín hiệu thu được [8-13]. Với lẽ đó, hiện nay mạng nơron hàm cơ sở xuyên tâm đang
thu hút nhiều nhà nghiên cứu sử dụng cho bộ cân bằng của hệ thống thông tin vệ tinh.
80 N. V. Minh, “Cải tiến bộ cân bằng RBF cho kênh vệ tinh số.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu cải tiến mạng nơron hàm cơ sở xuyên tâm sử
dụng làm bộ cân bằng cho hệ thống thông tin vệ tinh. Trong đó sẽ đưa ra giải pháp làm
đơn giản hơn việc tính toán các tâm của mạng RBF để tăng tốc độ xử lý cho bộ cân bằng.
Cấu trúc của bài báo được trình bày như sau: Mục 2 giới thiệu mô hình kênh truyền
dẫn vệ tinh số; Nội dung mục 3 trình bày mạng nơron RBF và cấu trúc bộ cân bằng kênh
vệ tinh phi tuyến sử dụng RBF; Mục 4 mô tả chi tiết phương pháp cải tiến tham số của bộ
cân bằng RBF; Hiệu năng của giải pháp trình bày trong mục 5 và cuối cùng là kết luận.
2. MÔ HÌNH KÊNH TRUYỀN DẪN VỆ TINH SỐ
Kênh thông tin vệ tinh gồm hai trạm phát/thu là Tx/Rx kết nối với nhau bằng vệ tinh
qua hai đường truyền vô tuyến: Đường lên và đường xuống, như minh họa trong hình 1.
x(n) LỌC LỌC y(n)
TWTA
PHÁT THU
Đường lên Đường xuống
AWGN
Hình 1. Kênh thông tin vệ tinh.
Trong đường truyền vệ tinh, tín hiệu điều chế đầu vào tại vệ tinh được khuếch đại bởi
bộ khuếch đại công suất cao (HPA) sử dụng đèn sóng chạy (TWT). Do hạn chế về nguồn
cung cấp trên vệ tinh mà bộ khuếch đại này thường hoạt động rất gần với vùng bão hòa để
đạt được hiệu suất cao. Chính vì nguyên nhân này mà bộ khuếch đại đèn sóng chạy
(TWTA) gây méo phi tuyến nghiêm trọng cả về biên độ và pha. Đặc tính vào/ra điển hình
của TWTA có thể được mô hình hóa bởi các công thức sau với hai tham số (12):
r r 2
Ar ;
r (1)
1 r 2 1 r 2
trong đó, r là biên độ của tín hiệu đầu vào TWTA, , , , là các tham số được xác
định bởi TWTA. A(r) và (r) biểu diễn hàm chuyển đổi AM – PM. Do TWTA được mô
hình hóa là hệ thống phi tuyến không nhớ, các khối trễ trong bộ lọc thu và phát tuyến tính
tạo thành kênh tổng hợp là hệ thống tuyến tính có nhớ.
Mô ...