Danh mục

Cải thiện môi trường kinh doanh: Thông điệp mới, quyết tâm cao

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.96 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội. Đất nước đã và đang hội nhập sâu rộng, thực hiện cơ chế thị trường ngày càng đầy đủ, vấn đề môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia càng có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định cho tăng trưởng bền vững và cạnh tranh hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải thiện môi trường kinh doanh: Thông điệp mới, quyết tâm cao NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: THÔNG ĐIỆP MỚI, QUYẾT TÂM CAO TS. NGUYỄN THỊ KIM LÝ Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội. Đất nước đã và đang hội nhập sâu rộng, thực hiện cơ chế thị trường ngày càng đầy đủ, vấn đề môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia càng có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định cho tăng trưởng bền vững và cạnh tranh hiệu quả. Đây là nội dung thông điệp được Chính phủ nhấn mạnh và quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay… Điều này đã được khẳng định cụ thể qua các chương trình hành động trong thời gian qua, đặc biệt là qua Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ… • Từ khóa: Môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc gia, đổi mới, cải cách, hội nhập. Những nỗ lực tạo chuyển biến tích cực Liên tục trong các năm 2014, 2015, 2016, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với những chỉ tiêu và biện pháp rất cụ thể. Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 đề ra mục tiêu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 6 trên 6 chỉ tiêu môi trường kinh doanh; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 đề ra mục tiêu đến năm 2016 đạt mức trung bình của ASEAN 4 trên 10 chỉ tiêu. Nhìn lại sau hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP (năm 2014, 2015), môi trường đầu tư kinh doanh nước ta đã có bước được cải thiện mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh được nâng lên và được các tổ chức quốc tế có uy tín ghi nhận, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh giá cao. Điều này khẳng định những nỗ lực, quyết tâm cao của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày canh sâu rộng. Một số bộ, ngành và địa phương như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội và một số địa phương khác đã tích cực triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nên môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Với sự quyết tâm cao từ Chính phủ, sự nỗ lực vào 6 cuộc của các bộ, ngành, địa phương, hàng nghìn thủ tục hành chính đã được cắt bỏ trong hai năm qua. Điều này giúp Việt Nam tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng Môi trường Kinh doanh 2016 do Ngân hàng Thế giới khảo sát nghiên cứu thực hiện và Việt Nam cũng đang được kỳ vọng sớm lọt vào nhóm 4 nước ASEAN dẫn đầu về môi trường kinh doanh. Theo Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện tại 140 nước, Việt Nam đứng thứ 56 trên bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2015 – 2016, tăng 12 bậc trong giai đoạn 2014-2015. Đáng chú ý, chỉ số cạnh tranh của cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam tăng tới 9 bậc, từ vị trí thứ 76 trong giai đoạn 2014 – 2015 lên vị trí 67 giai đoạn 2015-2016. Thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới được cải thiện, tăng 3 bậc từ vị trí 93 lên vị trí 90. Trong đó, chỉ số khởi sự DN tăng 7 bậc; tiếp cận tín dụng tăng 8 bậc và nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 4 bậc. Điều này có được là sự nỗ lực đóng góp không nhỏ trong cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, Hải quan của Bộ Tài chính. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong mấy năm gần đây, Bộ Tài chính đã có sự đầu tư thay đổi lớn trong cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, tập trung hóa toàn bộ ứng dụng, tích hợp từ Tổng cục đến các Cục thuế, Chi cục thuế địa phương, nhờ đó có thể theo dõi tất cả các hoạt động, từng nghiệp vụ, từng giao dịch một. Đối với những DN nộp thuế thì đến thời điểm này, có thể thực hiện được các thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế bằng điện tử. TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 Bên cạnh những nỗ lực trên, nhằm góp phần đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, thời gian qua Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Diễn đàn DN Việt Nam và các tổ chức quốc tế, các Hiệp hội, cộng đồng DN thu thập, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của DN, đề xuất, xây dựng, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, biện pháp hỗ trợ. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định thông qua nhiều đề án lớn như Luật Hải quan; Sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu nhập DN; Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tài nguyên; Luật Quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trình Chính phủ ban hành một số Nghị định về thuế. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung 07 Thông tư về thuế và ban hành nhiều Thông tư khác hướng dẫn thực hiện các Luật và Nghị định về thuế, cũng như sửa đổi các quy định, hướng dẫn thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phù hợp với thực tế hoạt động của DN; Phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, đề xuất với Chính phủ, với Quốc hội triển khai thực hiện nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Kết quả, đến nay đã giảm được hơn 420 giờ/năm thời gian khai nộp thuế của DN; thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được giảm từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu. Đồng thời rà soát, chuẩn hóa 70 quy trình, quy chế, cắt giảm 63 thủ tục và đơn giản hóa 50 thủ tục về thuế nội địa; ban hành mới 23 thủ tục, thay thế 128 thủ tục, bãi bỏ 84 thủ tục, đề xuất phương án đơn giản hóa 11 thủ tục trong lĩnh vực hải quan; kê khai thuế qua mạng đối với khoảng 99% số DN thuộc diện quản lý thuế nội địa và trên 90% số DN đã đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế; triển khai hải quan điện tử tại 100% cục và chi cục hải quan địa phương. Ngoài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: