Danh mục

Cảm lạnh – bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Giới thiệu chung: Cảm hay cảm lạnh là một trong những nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra, có tính lây lan cao. Thường gặp nhất là hai nhóm virus: Picornavirus (bao gồm Rhinovirus) và Coronavirus.2. Dịch tễNhiễm trùng đường hô hấp trên là loại nhiễm trùng phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em. Trung bình, người lớn thường bị cảm 3 lần/năm nhưng cũng không phải bất thường nếu ai đó bị 6 lần. Tỉ lệ mắc bệnh cảm cao nhất là ở em bé và trẻ đang tập đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm lạnh – bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp Cảm lạnh – bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp 1. Giới thiệu chung: Cảm hay cảm lạnh là một trong những nhóm bệnhnhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra, có tính lây lan cao. Thường gặpnhất là hai nhóm virus: Picornavirus (bao gồm Rhinovirus) và Coronavirus. 2. Dịch tễ Nhiễm trùng đường hô hấp trên là loại nhiễm trùng phổ biến nhất ở ngườilớn và trẻ em. Trung bình, người lớn thường bị cảm 3 lần/năm nhưng cũng khôngphải bất thường nếu ai đó bị 6 lần. Tỉ lệ mắc bệnh cảm cao nhất là ở em bé và trẻđang tập đi vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển. Trẻ đi học có thể nhiễmcảm cả chục lần trong năm. Con số này sẽ giảm theo độ tuổi. Những người có hệmiễn dịch tốt đối với nhiều loại virus có thể chỉ bị cảm 1-2 lần hoặc thậm chíkhông bị. Virus nào cũng đều hoạt động quanh năm, nhưng phần đông chúng ta bịnhiễm cảm vào mùa thu và mùa đông (khoảng 60%). Có lẽ vì vào mùa thu và mùađông, cũng là mùa trẻ em đi học, thời tiết làm người ta ở trong nhà nhiều hơn vàtiếp xúc với người khác gần hơn, nên khả năng lây lan virus tăng lên. 3. Tác nhân gây bệnh Cảm lạnh thường do một trong 100 loại virus thuộc nhóm Rhinovirus (mộtloại của Picornavirus) gây ra. Ngoài ra còn có các loại virus khác nhưCoronavirus, virus á cúm, adenovirus, enterovirus…Do đó, không thể có miễnnhiễm với bệnh cảm, nghĩa là người bệnh cảm rồi vẫn có thể mắc lại. - Virus lây truyền từ người qua người bằng một trong 2 cách: + Khi người bệnh ho hay hắt hơi + Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết của ngườibệnh. 4. Triệu chứng Thông thường, triệu chứng xuất hiện sau 2 đến 5 ngày tiếp xúc với virus, cábiệt có trường hợp khởi phát sau 10 giờ. Biểu hiện đầu tiên của cảm thường chỉ làđau hay rát họng. Các triệu chứng thường gặp khác là chảy mũi, nghẹt mũi, hohoặc hắt hơi. Những triệu chứng này thường đi kèm với đau cơ, mỏi mệt, nhứcmỏi, khó chịu, nhức đầu, chán ăn. Cảm lạnh đôi khi làm sốt, nếu sốt cao có thểlàm người bệnh kiệt sức (thường gặp ở bệnh cúm hơn). Những triệu chứng củacảm lạnh thường mất đi sau 1 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến 14 ngày, trongđó ho thường kéo dài hơn các triệu chứng khác. Trẻ em thường có những triệuchứng nặng hơn, và có thể gặp sốt, phát ban. 5. Biến chứng - Cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng cơ hội như viêm phế quản cấp, viêmphổi cấp, viêm xoang, viêm tai giữa…Với những người hen suyễn, khí phế thủng,viêm phế quản mãn thì cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn kịch phát cấptính. - Cần phân biệt bệnh cảm lạnh với bệnh cảm cúm. Bệnh cúm khác xa vớicảm, mặc dù cả hai giống nhau ở giai đoạn đầu - đều gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩmvà nhức đầu. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8 độC, trong khi cúm có thể làm thân nhiệt bạn lên trên 39,4 độ C. - Một điểm khác nhau nữa là khi bị cảm, bạn có thể chảy nước mắt, còncúm làm mắt bạn bị đau (đồng thời với đau lưng và tứ chi). Bệnh cúm thường lâuhết gấp đôi so với cảm. Cúm còn dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm nặng cho sứckhỏe của những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi, cũng như ở người bệnh tim,ngực, hệ miễn dịch và rối loạn chức năng thận. 6. Phòng ngừa Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc gần với người bệnh, rửa tay kỹvà thường xuyên; và tránh chạm mặt và miệng. Xà phòng diệt khuẩn thì không cótác dụng với virus cảm, tuy nhiên những động tác cọ rửa sẽ giúp tẩy đi các virus.Tác nhân gây bệnh cảm lạnh là hàng trăm loại virus nên hiện chưa có vaccinephòng bệnh cảm. Theo kinh nghiệm dân gian, cũng nên phòng ngừa cảm lạnhbằng cách giữ ấm và hiện nay cũng đã có một số nghiên cứu nhỏ ủng hộ quanđiểm này. 7. Điều trị Cho đến nay, chưa có thuốc kháng sinh hay kháng virus nào tỏ ra hiệu quảvới bệnh cảm. Tất cả những điều trị trong bệnh cảm chỉ là điều trị triệu chứng,giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn nặng của bệnh. Thôngthường, bệnh sẽ nặng nhất vào các ngày thứ 2-3 của bệnh, sau đó các triệu chứngsẽ lui dần. Do đó, các thuốc điều trị trong cảm cúm nên được cho càng sớm càngtốt. Hơn nữa, việc dùng thuốc sớm có thể hạn chế được những biến chứng nhưviêm xoang, viêm tai giữa của bệnh dù chưa được chứng minh bởi các công trìnhnghiên cứu lớn. Các thuốc an toàn và hiệu quả a. Kháng histamine H1: Kháng histamine H1 có công dụng ngăn chặnhoạt động của Histamine trong cơ thể, chúng gây tiết nhiều nước mũi, nước mắt,phong ngứa. Các loại thuốc kháng H1 đã được chứng minh có hiệu quả trong bệnhcảm là Chlorpheniramine, Brompheniramine, Clemastine. Tác dụng phụ củathuốc có thể gặp dù hiếm là: buồn ngủ, khó tiểu ở những người có phì đại tiền liệttuyến, làm nặng thêm tình trạng tăng nhãn áp. b. ...

Tài liệu được xem nhiều: