Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nặng, dễ đưa đến tình trạng sốc nhiễm trùng và tử vong. Nhiễm trùng huyết là trong dòng máu có vi khuẩn. Vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng từ ổ nhiễm trùng tại tim, mạch máu như viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch hoặc từ ổ nhiễm trùng ở ngoài mạch máu như nhiễm trùng đường tiêu hoá, rồi đi vào máu. Triệu chứng: - Sốt cao 39-40 độ C, có hoặc không kèm theo lạnh run, riêng trẻ sơ sinh, thân nhiệt có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 13 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 13 Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nặng, dễ đưa đến tìnhtrạng sốc nhiễm trùng và tử vong. Nhiễm trùng huyết là trong dòng máu có vi khuẩn. Vi khuẩn có thểsinh sôi nhanh chóng từ ổ nhiễm trùng tại tim, mạch máu như viêm nội tâmmạc, viêm tĩnh mạch hoặc từ ổ nhiễm trùng ở ngoài mạch máu như nhiễmtrùng đường tiêu hoá, rồi đi vào máu. Triệu chứng: - Sốt cao 39-40 độ C, có hoặc không kèm theo lạnh run, riêng trẻ sơsinh, thân nhiệt có thể hạ xuống 35,5 - 36 độ C. - Rối loạn tri giác, hôn mê. - Nhịp tim tăng nhanh. Nếu nhiễm trùng nặng, mạnh nhanh, nhẹ, hạhuyết áp, có thể truỵ tim mạch. - Thở nhanh; nếu nặng sẽ xuất hiện cơn ngưng thở, da tím tái. - Có thể xuất hiện các nốt tử ban dưới dạng chấm hoặc đốm đỏ dướida; trong trường hợp nhiễm trùng huyết do não mô cầu hoặc bầm máu do rốiloạn đông máu, bệnh nhân có thể bị vàng da. Các triệu chứng này có thể do vi khuẩn gây tổn thương trực tiếp lênmột số cơ quan hay do các độc tố của vi khuẩn gây ra mà thường gặp là cáctrường hợp nhiễm trùng huyết do trực khuẩn gram. Khi xét nghiệm công thức máu thì trong số lượng bạch cầu tăng, đặcbiệt là bạch cầu đa nhân trung tính, do khi bị nhiễm khuẩn cấp tính cơ thểtăng sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng.Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhiễm trùng huyết, gram (-) bạch cầulại giảm. Một số xét nghiệm không thể thiếu là cấy máu, nghĩa là lấy máu bệnhnhân cho vào môi trường nuôi dưỡng để phân lập tác nhân gây bệnh. Cấymáu sẽ giúp xác định đúng vi khuẩn gây bệnh và dựa vào độ nhạy cảm củavi khuẩn đối với kháng thể để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Không íttrường hợp phải cấy máu liên tiếp nhiều lần mới phân lập được vi khuẩn,nhất là các trường hợp trước đó đã dùng kháng sinh. Ngoài ra, để tìm tácnhân gây bệnh, bác sĩ sẽ cho chỉ định soi trực tiếp vi khuẩn, hoặc cấy dịchnơi ổ nhiễm trùng, cấy nước tiểu hoặc cấy phân trong trường hợp nhiễmtrùng đường tiêu hoá. Điều trị nhiễm trùng huyết: - Dùng kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch. Nếu là trường hợp vi khuẩnđã kháng thuốc, thường phải dùng phối hợp thêm 1 - 2 loại kháng sinh. Chọnlựa kháng sinh trị liệu ban đầu lúc đầu chưa có kết quả cấy máu thường dựavào các biểu hiện lâm sàng. - Dùng kháng sinh chống tụ cầu như Oxacillin, Vancomycin nếu có ápxe, viêm cơ... - Dùng kháng sinh chống não mô cầu như Penicillin G,Cephalosporinthế hệ thứ 3 nếu có sốc kèm theo các nốt tử ban. - Dùng kháng sinh chống vi khuẩn gram (-) như Cephalosporin thế hệthứ 3 trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hoá, tiêu chảy, tiêu đàmmáu... Khi có kết quả cấy máu và kháng sinh đó, bác sĩ sẽ tiếp tục dùngkháng sinh cũ hay thay kháng sinh mới tùy vào đáp ứng trên lâm sàng và độnhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. Nếu bệnh nhân bị truỵ mạch thì hồi sức chống sốc, rối loạn đông máuthì truyền máu, truyền các yếu tố chống đông máu... BS Bạch Văn Cam (Bệnh viện Nhi đồng I) Xơ vữa động mạch Bình thường, lớp trong thành mạch máu luôn luôn trơn láng, đàn hồitốt giúp sự lưu thông thông suốt của máu mang dưỡng khí và các chất dinhdưỡng đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Càng lớn tuổi, mỡ và các chất sẽlắng đọng dần dần ở thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Quá trình lắngđọng này tăng dần làm lòng mạch bị chít hẹp dẫn đến tắc mạch. Đây là mộtquá trình bệnh lý tiến triển chậm, thời gian để hình thành mảng xơ vữa kéodài nhiều năm. Xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều biến chứng, đặc biệt lànhồi máu cơ tim và đột quị. Cao huyết áp sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, khi huyết ápcao tạo một áp lực lớn trên thành động mạch, lớp cơ thành động mạch sẽ trởnên cứng và dày. Lòng mạch nhỏ lại. Lòng mạch hẹp sẽ làm huyết áp tăngcao thêm, mỡ tích tụ nhiều hơn ở thành mạch, tất cả tạo thành vòng xoắnlàm tăng các biến chứng tim mạch, thận và đột qụy. Hút thuốc lá sẽ kích thích làm tim đập nhanh, lòng mạch co hẹp lại,máu dễ bị đông thành cục, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.Cholesterol cao trong máu sẽ đọng lại ở thành động mạch gây xơ vữa độngmạch.Ở cơ thể béo phì, tim phải làm việc nhiều hơn, dễ bị cao huyết áp hơnvà thường kèm theo cholesterol máu cao dễ bị xơ vữa động mạch hơn. Cuộc sống căng thẳng nhiều lo lắng cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cáchtăng nhịp tim, huyết áp tăng lên, xơ vữa động mạch dễ hơn. BS Lê Thị Tuyết Phượng Mỡ trong máu Rối loạn chuyển hoá chất mỡ (dân gian gọi là mỡ trong máu) là mộtnguy cơ đối với tim mạch nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn được. Lipid (chất mỡ) là một trong những chất cơ bản cần thiết để cung cấpnăng lượng cho hoạt động của cơ thể, cùng với chất đạm (protein) và chấtđường (gluxit). Rối loạn chuyển hoá chất đạ ...