Danh mục

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 22

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.71 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận Sỏi thận xuất hiện khi trong nước tiểu có quá nhiều thành phần không hoà tan được. Nguyên nhân có thể do: - Thể tích nước tiểu được bài tiết quá ít do uống nước ít hoặc điều kiện làm việc không thuận lợi, không có điều kiện uống nước hoặc đi tiểu "thoải mái"... lượng nước vào ít nên cơ thể "tiết kiệm" nước và bài tiết nước tiểu ít đi so với bình thường. - Bài tiết quá mức một số hợp chất chọc lọc: Nếu dinh dưỡng không hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 22 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 22 Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận Sỏi thận xuất hiện khi trong nước tiểu có quá nhiều thành phần khônghoà tan được. Nguyên nhân có thể do: - Thể tích nước tiểu được bài tiết quá ít do uống nước ít hoặc điềukiện làm việc không thuận lợi, không có điều kiện uống nước hoặc đi tiểuthoải mái... lượng nước vào ít nên cơ thể tiết kiệm nước và bài tiết nướctiểu ít đi so với bình thường. - Bài tiết quá mức một số hợp chất chọc lọc: Nếu dinh dưỡng khônghợp lý, ăn uống quá mức một số thực phẩm thì cơ thể sẽ thải bớt phần thừanày qua nước tiểu, nồng độ các chất này trong nước tiểu tăng cao, chúng dễứ đọng lại và hình thành sỏi thận. - Một số yếu tố như dị tật đường tiểu... gây tắc nghẽn hoặc làm ứ đọngnước tiểu trên đường bài tiết nước tiểu. - Hoặc do nhiều yếu tố khác như độ pH của nước tiểu không phù hợpvới chế độ ăn (như độ pH nước tiểu có tích acid mà bệnh nhân lại ăn nhiềuthức ăn làm acid hoá nước tiểu)... làm giảm sự hoà tan các chất trong nướctiểu nên các chất này dễ ứ đọng lại và tạo sỏi. Chế độ ăn người bị sỏi thận - Tất cả bệnh nhân sỏi thận đều cần phải uống nhiều nước; nếu có thể,mỗi ngày nên uống hơn 1,5 lít nước. - Bệnh nhân có sỏi urat cần theo nguyên tắc: Dùng các thức ăn làmkiềm hoá nước tiểu, giúp loại bỏ acid urique dưới dạng những urat kiềm dễhoà tan. Đó là những thức ăn thực vật (trái cây và rau), sữa và các sản phẩmtừ sữa. Ngoài các thứ vừa kể, bệnh nhân có thể ăn không hạn chế mì, nui,bánh mì, đường và mật ong; cần hạn chế những thức ăn giàu acid uricquenhư cá mòi, cá hồi, gan, cật, óc, thịt heo, thịt nai, gà, vịt, chim bồ câu, bôngcải, nấm và măng tây. Cần theo dõi thường xuyên độ pH của nước tiểu vàgiữ cho độ pH nước tiểu luôn lớn hơn hoặc bằng 7,5. - Đối với bệnh nhân có sỏi calci: Nếu lượng calci thải ra trong nướctiểu ở mức bình thường thì dùng các thức ăn làm toan hoá (acid hoá) nướctiểu. Các thức ăn này chủ yếu có nguồn gốc từ động vật như: cá, thịt bò, thịtgia cầm, phomát và ngũ cốc. Lưu ý rằng thức ăn làm toan hoá nước tiểukhông phải là thức ăn có vị chua; chẳng hạn như chanh tuy chua nhưng lạikiềm hoá nước tiểu. Nếu lượng calci thải trong nước tiểu cao quá mức, trên 300mg, bệnhnhân cần giảm bớt lượng calci trong thực phẩm, hạn chế sữa và các sảnphẩm từ sữa. BS Bùi Thị Hoàng Mai (Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em) Suy thận và ghép thận Thận là cơ quan nằm sâu sau phúc mạc ngoài ổ bụng, được thànhhông lưng che chở. Mỗi người có hai quả thận giữ nhiệm vụ bài tiết chất thảivà điều hoà nhiều chức năng của cơ thể thông qua bài tiết các hoóc môn. Vìnhiều bệnh khác nhau, thận có thể suy, không hồi phục, dẫn đến việc bài tiếtnước tiểu kém hoặc không bài tiết được nữa, khiến cơ thể không thải đượcchất độc. Ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lượng chất thải như nước, u rê,creatinine, kali... ứ đọng trong máu tăng cao hoặc xuất hiện tình trạng toanhuyết, có thể dẫn đến tử vong do cơ thể bị ngộ độc. Ngoài ra, suy thận còndẫn đến các tình trạng thiếu máu nặng, cao huyết áp, loãng xương, liệtdương... Có hai dạng suy thập: cấp tính và mãn tính. - Suy thận cấp tính có thể do ngộ độc thuốc, choáng vì nhiều nguyênnhân, các bệnh của cầu thận, sỏi thận và niệu quản hai bên. Trong nhữngtrường hợp này, thận tạm ngừng hoạt động, sau khi chữa trị, có thể hồi phục. - Suy thận mạn có thể do nhiều nguyên nhân: bệnh ngoài thận (bệnhtự miễn, đái tháo đường). Bệnh tại thận bao gồm bệnh của cầu thận (thận hư,viêm cầu thận, xơ hoá cầu thận), bệnh ống thận và mô kẻ (viêm thận ngượcdòng, viêm mô kẻ, lao thận...). Bệnh sau thận gồm sỏi thận, tắc đường tiểumạn tính do nhiều nguyên nhân (u lành tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo...). Cóthể phòng ngừa suy thận mạn nếu các bệnh nhân trên được kịp thời phát hiệnvà điều trị. Tuy nhiên, có những bệnh như xơ hoá cầu thận, dù biết trướccũng khó làm gì hơn là chờ đến khi suy thận mới can thiệp. Khi suy thận, người bệnh cần bình tĩnh nghe theo lời chỉ dẫn của bácsĩ chuyên khoa, không nên tin vào lời mách nước của những người không cóchuyên môn. Người bệnh cần theo kế hoạch điều trị và theo dõi các chỉ sốsinh hoá của máu để nắm vững và theo sát tình trạng bệnh. Người bị suythận mạn có thể áp dụng một trong hai biện pháp điều trị sau: - Chạy thận nhân tạo: Thận nhân tạo có khả năng lọc chất thải ứ đọngtrong cơ thể. Biện pháp này có nhiều hạn chế như phải chạy thận trung bìnhmỗi tuần 3 lần, mỗi lần 4 giờ, người bệnh lệ thuộc vào máy, chất lượng cuộcsống kém; có thể bị lây nhiễm chéo do nhiều người dùng chung một máy.Ngoài ra, thận nhân tạo không sửa chữa được chức năng nội tiết (phải dùngthuốc tạo máu hoặc truyền máu, vẫn còn khả năng bị loãng xương, cao huyếtáp...). - Ghép thận: Là một phẫu thuật, lấy một quả thận còn hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều: