Theo dõi đường huyết tại nhà Bệnh tiểu đường nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và kiểm soát đường huyết tốt sẽ có diễn tiến thuận lợi, không biến chứng. Nếu không được kiểm soát tốt đường huyết do không sớm phát hiện bệnh (giai đoạn đầu bệnh diễn tiến âm thầm) hoặc không tuân thủ lời bác sĩ, người bệnh có thể bị nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Do đó, việc tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp phát hiện sớm tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết, giảm biến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 23 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 23 Theo dõi đường huyết tại nhà Bệnh tiểu đường nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và kiểm soátđường huyết tốt sẽ có diễn tiến thuận lợi, không biến chứng. Nếu khôngđược kiểm soát tốt đường huyết do không sớm phát hiện bệnh (giai đoạn đầubệnh diễn tiến âm thầm) hoặc không tuân thủ lời bác sĩ, người bệnh có thể bịnhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Do đó, việc tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp phát hiện sớm tiểuđường, kiểm soát tốt đường huyết, giảm biến chứng của bệnh. Máy đo đường huyết tại nhà hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại,khi mua chúng ta nên lựa chọn những loại máy có các đặc điểm: gọn, nhỏ,dễ mang theo trong người; dễ sử dụng; giá rẻ. Cách sử dụng máy (thường giống nhau ở các loại máy): - Rửa và lau khô bàn tay trước khi thử. - Đâm kim vào ngón tay để chích máu xuống que thử. - Chờ giấy thử đổi màu và so màu với thang màu có sẵn để biết nồngđộ đường huyết (nếu chỉ dùng giấy thử). - Đưa giấy thử vào máy và chờ đọc kết quả trên màn hình (khi dùngmáy). Thời gian cần thiết để đọc kết quả tùy thuộc từng loại máy, có máy chỉcần vài giây, có máy cần vài phút. Trung bình là 1 phút. - Ghi lại kết quả vào sổ để theo dõi. Thời gian đo đường huyết thường là buổi sáng sớm trước khi ăn sánghoặc 2 giờ sau khi ăn. Ngoài ra, có thể đo đường huyết vào một số thời điểmđặc biệt khác như trước khi đi ngủ, sau khi vận động, sau khi uống rượu... Nếu đường huyết đang ổn định, có thể thử 1-2 lần/tuần. Nếu đườnghuyết đang dao động, có thể thử mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Trị số đường huyết trung bình là 80-120 mg/100 ml (0,8-1,2 g/l). Ngoài ra, ở những bệnh nhân tiểu đường, cần có chế độ ăn và vậnđộng hợp lý. Chú ý: Ăn nhiều chất xơ, rau xanh; cữ mỡ, tránh thức ăn, thứcuống có đường; đi bộ thường xuyên; tránh tăng cân. BS Lê Thị Tuyết Nhung Các biến chứng của bệnh tiểu đường Nhiều bệnh nhân tiểu đường nhập viện trong tình trạng có những biếnchứng nguy hiểm: hôn mê tiểu đường, nhồi máu cơ tim, loét và hoại tử nặngchân, đôi lúc phải cắt bỏ chân để cứu sống bệnh nhân. Nguyên nhân gây ratình trạng nặng nề như vậy một phần do bệnh nhân đã không có chế độ điềutrị và chăm sóc bệnh một cách hợp lý. Biến chứng cấp tính hôn mê Biểu hiện lâm sàng là rối loạn tri giác rồi đi vào hôn mê. Hôn mê do tiểu đường thường gặp ở bệnh nhân có các yếu tố như: - Không tuân thủ điều trị, tự ngưng thuốc đột ngột, đặc biệt ở nhữngbệnh nhân đang được điều trị bằng insulin chính. - Có thêm một bệnh lý cấp tính khác như: viêm phổi, nhiễm trùng tiểu,nhồi máu cơ tim, mang thai... - Dùng thuốc bừa bãi không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là các loạithuốc có ảnh hưởng bất lợi đến diễn biến của bệnh như các loại thuốc lợitiểu, kháng viêm, corticoid... - Dùng thuốc điều trị tiểu đường quá liều, làm đường huyết giảm quámức. Các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường Biến chứng thần kinh: Là biến chứng thường gặp nhất trong bệnh tiểuđường. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng thần kinh ởbệnh nhân tiểu đường là: thời gian mắc bệnh dài, đường huyết không đượckiểm soát tốt, lên xuống bất thường, xơ mỡ động mạch... Cần lưu ý, các biểu hiện của biến chứng thần kinh thường khởi phát từtừ, nặng dần theo thời gian. Lúc khởi bệnh, do triệu chứng mơ hồ làm bệnhnhân không chú ý đến, khi đã nặng thì khó khăn trong vấn đề điều trị. Thường bệnh nhân hay có cảm giác tê tê châm chích ở bàn chân, đôikhi ở bàn tay, thỉnh thoảng có những cơn đau như xé thịt, như điện giật ởbàn chân, cẳng chân. Nếu nặng hơn, bệnh nhân bị mất cảm giác nhiều phầntrong cơ thể. Kèm theo là nhiều rối loạn khác rất hay gặp: - Rối loạn tiêu hoá: táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, khónuốt, hay có cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu. - Rối loạn niệu dục: gây bất lực ở nam, tiểu khó, tiểu dầm, dễ bịnhiễm trùng tiểu. Giảm tiết mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân. - Yếu và teo cơ. - Liệt các dây thần kinh sọ não: gây sụp mi, lé mắt, méo miệng... Biến chứng tim mạch: Đây là một trong những nguy cơ gây tử vong ởbệnh nhân tiểu đường, biểu hiện rất đa dạng: - Xơ cứng động mạch: Gây cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máucơ tim, đột quị... - Viêm động mạch chi dưới: Gây đau chân, da chân lạnh có thể cómàu tím đỏ, teo cơ và cuói cùng dẫn đến hoại tử chân, phải cưa chân. - Loét chân: Đặc biệt hay xảy ra ở bệnh nhân bị mất cảm giác, khi cóvết thương nhỏ do kim đâm, đứt chân, giẫm phải thủy tinh mà không biết,dẫn đến loét chân. Đáng lưu ý, biến chứng ở thận là một biến chứng thường gặp và gâytử vong nhiều nhất trong bệnh tiểu đường. Bệnh nhân sẽ bị phù, cao huyết áp,đi tiểu ra chất đạm (nước tiểu màu trắ ...