Các bệnh đường tiêu hoá Bệnh dịch tả Bệnh dịch tả là loại bệnh gây tiêu chảy do ruột non bị nhiễm một loại vi khuẩn đặc biệt (vi khuẩn tả). Vi khuẩn tả có khả năng lây lan gây ra dịch nếu ta không có biện pháp phòng ngừa tốt. Vi khuẩn tả chỉ gây bệnh ở bề mặt ruột non, không hủy hoại thành ruột non, không vào máu, do đó bệnh nhân thường chỉ bị tiêu chảy, không đau bụng, không sốt. Phân tiêu chảy có mùi tanh khó chịu. Đa số bệnh nhân tiêu chảy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 24 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 24 Chương 10: Các bệnh đường tiêu hoá Bệnh dịch tả Bệnh dịch tả là loại bệnh gây tiêu chảy do ruột non bị nhiễm một loạivi khuẩn đặc biệt (vi khuẩn tả). Vi khuẩn tả có khả năng lây lan gây ra dịchnếu ta không có biện pháp phòng ngừa tốt. Vi khuẩn tả chỉ gây bệnh ở bề mặt ruột non, không hủy hoại thànhruột non, không vào máu, do đó bệnh nhân thường chỉ bị tiêu chảy, khôngđau bụng, không sốt. Phân tiêu chảy có mùi tanh khó chịu. Đa số bệnh nhântiêu chảy vài lần rồi khỏi. Những bệnh nhân nặng tiêu chảy ồ ạt, xối xảthường xuyên tiêu chảy hoặc rỉ rả liên tục, vẫn không đau bụng, không sốt.Sau khi tiêu chảy nhiều lần, bệnh nhân nôn, có thể dữ dội. Khi bệnh nhân bịtiêu chảy và nôn sẽ dẫn đến tình trạng mắt trũng, tay chân lạnh, đầu ngón taymóp, vọp bẻ (chuột rút), thều thào nói không thành tiếng. Tình trạng này cóthể xảy ra sau vài ba giờ tiêu chảy, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽchết do tình trạng mất nước, nhất là trẻ em và người già. Môi trường nước kém vệ sinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tảphát sinh, phát triển. Ngoài ra ruồi có thể tiếp xúc với phân, chất nôn ói củabệnh nhân đưa vào miệng cũng là một nguyên nhân gây bệnh dịch tả. Cách phòng bệnh dịch tả hữu hiệu nhất hiện nay là: - Phải chú ý vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt: rửa tay sạch sẽtrước khi ăn, ăn thức ăn chín, nên hâm nóng trước khi ăn. - Thức ăn sống như rau sống, trái cây phải được rửa sạch. - Xử lý phân, rác sạch không để lan tràn ra ngoài. - Diệt và tránh ruồi bu vào thức ăn, thức uống. Điều trị Nhiều bệnh nhân mắc bệnh dịch tả bị tử vong là do tình trạng mấtnước nặng. Chính vì vậy, trước khi đưa bệnh nhân đến nơi điều trị, phải tạmthời cho uống nhiều nước, tốt nhất là nước Oresol, 1 gói pha với một lítnước chín, hoặc các loại nước pha chế sau đây: - Nước muối đường: Một lít nước chín, một muỗng cà phê loại 5 ml (5g) muối bột, 8 muỗng cà phê loại 5 ml (40 g) đường cát. - Nước cháo muối: Một lít nước chín, một nắm (50 g) gạo (để nguyênxác gạo hoặc đánh nhuyễn ra uống không bỏ xác), muối bột hai nhúm (mỗinhúm gọn giữa ba ngón tay cái, trỏ và giữa 3,5 g). Không để thừa hoặc thiếumuối. Nguyên tắc cho bệnh nhân uống Oresol hoặc các loại nước pha chế: - Cho bệnh nhân uống sớm nhất, tốt nhất là ngay sau lần tiêu chảy đầutiên. - Cho bệnh nhân uống không để khát nước. - Bệnh nhân còn tiêu chảy còn cho uống. - Nếu bệnh nhân nôn, cho uống thường xuyên mỗi lần một ít. Nếubệnh nhân được cho uống đầy đủ như thế, hầu hết sẽ khỏi bệnh. Hãy bỏ quan niệm sai lầm bệnh nhân tiêu chảy là do nước uống vào,nên không cho bệnh nhân uống. Nước tiêu chảy là nước từ cơ thể bệnh nhântiết ra, uống nước để bù lại số lượng nước mất, giúp bệnh nhân thoát khỏinguy hiểm. Nên chú ý, nước cho bệnh nhân uống là nước Oresol hoặc nướcpha chế theo thành phần trên mới có đủ chất cho nước hấp thụ vào cơ thể. Những bệnh nhân bị tiêu chảy, dịch tả cần được ăn, bú (đối với trẻ)đầy đủ hơn người bình thường, bệnh nhân được dinh dưỡng tốt sẽ mau lànhbệnh. Trong lúc đang bị tiêu chảy nặng, bệnh nhân có thể ăn, bú ít do yếusức, cần được cho ăn, bú nhiều lần, thức ăn lúc đầu có thể là cháo thịt dần dàtrở lại thức ăn bình thường càng sớm càng tốt, nếu có điều kiện cho thức ăncó chất dinh dưỡng cao ít nhất trong một tuần sau khi hết tiêu chảy. BS Nguyễn Thế Dũng (Trung tâm Bệnh Nhiệt đới TP HCM) Bệnh lỵ Amíp Lỵ Amíp là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca.Ở Việt Nam, tỷ lệ người lành mang mầm bệnh có nơi đến 25%, tại thànhphố Hồ Chí Minh tỷ lệ trung bình là 8%. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 20đến 30, trẻ em dưới 5 tuổi ít mắc bệnh. Bệnh lỵ Amíp dễ hoành hành trong điều kiện sinh hoạt kém, ăn uốngthiếu vệ sinh, vệ sinh ngoại cảm thấp, rác chung quanh nhà tạo điều kiện choruồi phát triển và mang Amíp gieo rắc khắp nơi. Đây là bệnh lây qua đườngtiêu hoá. Amíp theo thức ăn, nước uống vào miệng; khi đến ruột thì xâmnhập vào niêm mạc ruột, gây ra những vết loét nhỏ trong lòng ruột và biểuhiện bên ngoài bằng hội chứng lỵ. Triệu chứng Thường gặp là hội chứng lỵ, bao gồm đau bụng, mót rặn và tiêu phânđàm máu kèm theo sốt nhẹ từng cơn. - Thể cấp tính: Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràngtrước khi đi tiêu. Mót rặn, đau buốt hậu môn kèm cảm giác mắc đi cầu dữdội. Tiêu phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu chảy, mỗi lần đi tiêu ítphân, nhưng đi nhiều lần trong ngày. Nếu ở thể nhẹ thì tổng trạng tốt, tiêu đàm máu vài lẫn mỗi ngày; thểtrung bình: bệnh nhân mệt, tiêu đàm máu khoảng 5-15 lần mỗi ngày; thểnặng; bệnh nhân suy kiệt, mất nước, rối loạn chất điện giải, bụng chướng,cảm giác mót rặn và đau bụng nhiều, tiêu đàm máu 15 lần/ng ...