Danh mục

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 27

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.74 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác hại của giun móc - Ấu trùng gây viêm da nới nó xuyên qua hoặc viêm phổi dị ứng khi qua phổi. - Giun trưởng thành có thể gây kích thích hoặc tổn thương nhẹ thành ruột do chất tiết của giun tiết ra hoặc do giun thúc vào thành ruột. Ngoài ra, có thể làm cho thành ruột viêm, chảy máu, tạo thành những nốt sùi và sẹo, hạch mạch treo có thể bội nhiễm vi khuẩn; nhiều cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng như gan bị thoái hoá mỡ, tủy và lách bị tổn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 27 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 27 Tác hại của giun móc - Ấu trùng gây viêm da nới nó xuyên qua hoặc viêm phổi dị ứng khiqua phổi. - Giun trưởng thành có thể gây kích thích hoặc tổn thương nhẹ thànhruột do chất tiết của giun tiết ra hoặc do giun thúc vào thành ruột. Ngoài ra,có thể làm cho thành ruột viêm, chảy máu, tạo thành những nốt sùi và sẹo,hạch mạch treo có thể bội nhiễm vi khuẩn; nhiều cơ quan khác có thể bị ảnhhưởng như gan bị thoái hoá mỡ, tủy và lách bị tổn thương, phổi bị phù hoặcviêm phế nang, tim to và nhẽo, nhiều chỉ số của máu như lượng hồng cầu,bạch cầu, tốc độ lắng máu tỷ lệ huyết cầu tố... bị thay đổi. Triệu chứng - Rối loạn tiêu hoá: Đau vùng thượng vị, đau tăng sau khi ăn kèm theocảm giác cồn cào, chán ăn, ợ, nôn, đầy và chướng bụng. Có thể tiêu chảy,táo bón hoặc tiêu ra máu. - Rối loạn tuần hoàn, thiếu máu: Da xanh, niêm mạch nhợt, khó thở,mạch nhanh, đánh trống ngực, hay chóng mặt, ù tai; nặng hơn có thể chảymáu cam, rong kinh, vô kinh ở phụ nữ, tim to, phù nề. - Rối loạn thần kinh: Giảm tính cường cơ, giảm thị lực, nhức đầu, dễquên, suy nhược; nặng hơn có thể giảm hoặc mất phản xạ, cơ thể bị tê liệtbất thường. Trẻ em chậm lớn, chậm phát triển trí óc... Nếu không can thiệp, các triệu chứng sẽ tăng dần, bệnh nhân gầy mòn,phù thũng, có thể chết vì kiệt sức hoặc các bệnh khác phối hợp. Điều trị - Dùng liều duy nhất với hiệu quả cao. Những thuốc mới có nhiều tínhưu việt hiện nay thuộc nhóm Benzimidazole và Pyrimidin. Lưu ý: nhómBenzimidazole đôi khi gây hiện tượng giun di chuyển ngược lên miệng; phụnữ có thai 3 tháng đầu không dùng Albendazole và Mebendazole (thuộcnhóm Benzimidazole vì thử nghiệm trên chuột thấy có gây dị thường ở bàothai); đôi khi thuốc có tác dụng phụ gây những triệu chứng thoảng qua nhưchóng mặt, đau bụng... - Dùng thuốc rẻ tiền, ít độc, không chỉ có tác dụng với giun móc màcòn có tác dụng với các loại giun khác. - Bồi phụ sắt trong 3 tháng và truyền máu khi cần thiết. Phòng ngừa - Điều trị người bệnh để cắt đứt nguồn lây nhiễm. - Vệ sinh môi trường, chống phát tán mầm bệnh: Nhà phải có hố xí,không phóng uế bừa bãi, không dùng phân chưa ủ kỹ để bón, không để chó,gà, heo tha phân gây ô nhiễm môi trường. - Giáo dục y tế nâng cao kiến thức về bệnh giun móc, nâng cao ý thứcphòng bệnh, chống lây nhiễm và bảo vệ người chưa mắc bệnh: không ăn rausống chưa rửa kỹ và sạch, không uống nước lã, rửa sạch tay trước khi ăn vàsau khi đi vệ sinh, không đi chân không... BS Phan Thị Kim (Viện Dinh dưỡng) Bệnh giun đầu gai Thời gian gần đây, có nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện là nhữngngười thường xuyên ăn đồ tái sống. Đã có bệnh nhân do ăn cá nhúng giấm,gỏi cá, cá lóc nướng trui, mắm Thái, ... sau đó xuất hiện nhiều triệu chứngđau bụng, buồn nôn, sốt. Đặc biệt là sự xuất hiện kỳ lạ của nhiều khối u diđộng khắp nơi trong cơ thể, thường tập trung ở mặt, miệng và tay chân. Thủphạm gây ra những triệu chứng đáng sợ như vậy? Chính là giun đầu gai. Loại giun này có tên khoa học là Gnastostoma spinigerum, sống chủyếu ở các động vật như chó, mèo... Người chỉ là ký chủ trung gian mang ấutrùng hoặc giun non, chúng di chuyển dưới da và cơ quan nội tạng của ngườiđể gây bệnh. Giun đầu gai trưởng thành, con đực dài 11-25 mm, con cái dài25-54 mm, thân mình được bao phủ bởi các gai ở phía trước, đầu phình to có4-8 hàng móc, do đó giun được gọi là giun đầu gai. Giun trưởng thành sống ở vách bao tử của các động vật ăn thịt sốngnhư chó, mèo, chim, chúng đẻ trứng ở đây và sau đó trứng theo phân của cácđộng vật này đi ra ngoài. Phân ở môi trường ngoài sẽ bị các lăng quăng đỏnuốt vào và biến thành ấu trùng. Sau đó lăng quăng đỏ bị cá, tôm, ếch, lươn,rắn... nuốt, chúng phát triển ở cơ bắp các động vật này trở thành ấu trùnggiai đoạn 3. Nếu người ăn gặp các ấu trùng giai đoạn 3 này mà không đượcnấu chín, khi vào dạ dày những ấu trùng này do có tính di động rất cao sẽchui qua vách dạ dày và đi lang thang khắp nơi trong cơ thể như da, gan,phổi, mắt, nguy hiểm nhất là ở não. Đi đến đâu, đầu và mình nhiều gai củagiun tiết dịch gây viêm, hoại tử, xuất huyết ở vùng đó, bệnh nhân sẽ cónhững cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Giun đầu gai hay gặp ở Đông Nam á và các vùng lân cận. Đặc biệt ởmiền Nam nước ta hay bị nhiễm giun do ăn những món ăn đặc sản như cálóc nướng trui, mắm Thái... Biểu hiện bệnh của giun rất đa dạng, tùy thuộc cơ quan nào mà giunđi ngang qua. Khi giun từ dạ dày xuyên qua vách dạ dày đi đến: - Gan: Gây sốt, đau vùng gan dễ chẩn đoán nhầm với viêm gan, Abcesgan... - Bụng: Gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá đôi khi rất dữ dội có thể nhầmvới cơn đau bụng cấp tính, nguy kịch, nhầm với triệu chứng của bệnh loét dạdày tá tràng, viê ...

Tài liệu được xem nhiều: