Danh mục

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 28

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các loại sốt thông thường Phân biệt các loại sốt Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Có nhiều căn bệnh khác nhau, đều chung một triệu chứng sốt. Để chữa bệnh đúng hướng, điều quan trọng là phải biết phân biệt bệnh này với bệnh kia. Sau đây là một số bệnh cấp tính quan trọng, trong đó sốt là một dấu hiệu nổi bật: Bệnh sốt rét: Bắt đầu đột ngột với nhiệt độ lên cao và rét run. Sốt kéo dài độ vài giờ. Khi nhiệt độ xuống thì cơ thể ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 28 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 28 Chương 11: Các loại sốt thông thường Phân biệt các loại sốt Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Có nhiều căn bệnhkhác nhau, đều chung một triệu chứng sốt. Để chữa bệnh đúng hướng, điềuquan trọng là phải biết phân biệt bệnh này với bệnh kia. Sau đây là một sốbệnh cấp tính quan trọng, trong đó sốt là một dấu hiệu nổi bật: Bệnh sốt rét: Bắt đầu đột ngột với nhiệt độ lên cao và rét run. Sốt kéodài độ vài giờ. Khi nhiệt độ xuống thì cơ thể ra mồ hôi. Thông thường cơnsốt cứ cách một hoặc hai ngày một lần. Giữa các đợt sốt người bệnh cảmthấy dễ chịu nhiều hoặc ít. Sốt thương hàn: Bắt đầu như khi bị cảm lạnh. Nhiệt độ mỗi ngày tăngmột ít. Mạch tương đối chậm. Đôi khi tiêu lỏng và kiệt nước. Run rẩy hoặcnói sảng, tinh thần lơ mơ. Sốt phát ban: Tương tự sốt thương hàn. Có phát ban giống như trongbệnh sởi với nhiều vết thâm tím rất nhỏ. Tình trạng rất nặng. Viêm gan: Người bệnh không muốn ăn. Không đòi ăn hoặc hút thuốc.Buồn nôn. Mặt và da trở nên vàng; nước tiểu màu da cam hoặc nâu; phântrắng. Sốt nhẹ. Người rất mệt. Viêm phổi: Thở nhanh, nông. Nhiệt độ tăng nhanh. Ho có đờm xanh,vàng hoặc lẫn máu. Có thể đau ngực. Bệnh rất nặng. Bệnh thấp: Thường thấy nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đau khớp.Sốt cao. Thường xảy ra sau viêm họng. Có thể đau ngực với nhịp thở ngắn.Có thể có những cử động bất thường ở chân và tay. Sốt hậu sản: Bắt đầu sau khi sinh hoặc sinh được nhiều ngày. Khởiđầu sốt nhẹ, về sau thường sốt cao lên. Ra huyết hôi ở âm đạo, đau và đôikhi ra máu. Ngoài những bệnh nguy hiểm trên, còn nhiều bệnh khác có thể gây ranhững cơn sốt và những triệu chứng tương tự, không phải bao giờ cũng dễphân biệt. Nếu có thể, nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ. Bệnh sốt rét Sốt rét là một trong những bệnh truyền có số người mắc cao nhất thếgiới, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gâyra và được truyền từ người này sang người khác do muỗi đòn xóc Anopheles. Loại ký sinh trùng này được phát hiện vào năm 1980 tại châu Phi. Khiký sinh trùng xâm nhập cơ thể sẽ vào gan và tiếp đến là hồng cầu, làm bểhồng câu, liên tục gây nhiều biến chứng và dẫn người bị bệnh đến tử vong.Tại Việt Nam, loài thường gặp và gây tử vong nhiều là ký sinh trùngPlasmodium falciparum. Triệu chứng Sau khi bị muỗi mầm bệnh đốt từ 7-14 ngày, bệnh nhân sẽ lên cơn sốttrong vài hôm với những triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu và sốt nhẹ. Sauđó xuất hiện cơn sốt điển hình với rét run khoảng từ nửa giờ đến một giờ, rồisốt cao 39-400C, nhức đầu chóng mặt, buồn nôn và những triệu chứng khác.Cơn sốt kéo dài nhiều giờ và kết thúc khi bệnh nhân vã mồ hôi và trở lạitrạng thái bình thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trong2-3 ngày từ khi sốt, bệnh sẽ biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là: hôn mê, co giật (thể ác tính não) suythận cấp (thận không còn hoàn thành được chức năng thải chất độc trong cơthể ra ngoài qua nước tiểu; chất thải gia tăng trong máu) và bệnh nhân sẽ tửvong trong vòng 7-10 ngày. Biểu hiện trên lâm sàng là nấc cụt, đi tiểu ít.Bệnh nhân còn có dấu hiệu vàng da niêm đi kèm hoặc rối loạn chức năngnội tiết như giảm chất đường glucose trong máu. Các biến chứng khác ít gặphơn - nhưng tử vong rất cao - là phù phổi cấp, sốc, tiểu ra huyết cầu tố, thiếumáu nặng. Sốt rét (tiếp) Điều trị Hiện nay tại vùng Đông Nam Á, trong đó có nước ta, ký sinh trùng sốtrét P.falciparum đã kháng lại hầu hết các thuốc sốt rét được sử dụng trướcđây như Choloroquine (Delagyl, Nivaquine), Sulfadoxine - Pyrimethamine(Fansidar) với tỷ lệ trên 90%. Để khắc phục tình trạng đó, Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu phácđồ điều trị sốt rét với các loại còn hiệu quả là Artemisimin và các dẫn xuất(là chất chiết xuất từ cây thanh hao Artemisua annua), Quinne, Mefloquine.Tại Việt Nam, chương trình quốc gia phòng chống sốt rét đã ứng dụng điềutrị sốt rét bằng phác đồ này. Tỷ lệ trên 95% khỏi bệnh trong đợt điều trị đầutiên (với thời gian khỏi bệnh từ 3-4 ngày). Phòng ngừa Hiện nay, ở ta và trên thế giới, điều trị sốt rét cơn rất đơn giản và hiệuquả; nhưng một khi sốt rét đã biến chứng thì điều trị lại vô cùng phức tạp,tốn kém và tử vong khá cao. Chính vì vậy, công tác phòng ngừa là rất quantrọng. Đối với người sống trong vùng không có sốt rét lưu hành - là vùngkhông có muỗi trung gian truyền bệnh - như ở các thành phố, thị trấn; khi đivào vùng có nhiều núi rừng đầm lầy như ở các tỉnh Bình Phước, Đắc Lắc,Cần Giờ... cần được tham vấn về các biện pháp phòng chống cá nhân nhưmặc áo quần dài vào ban đêm, dùng thuốc xua muỗi loại xoa hay đốt, nằmmàn, uống phòng ngừa. Đặc biệt chú ý: khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệmmáu tìm ký sinh trùng ...

Tài liệu được xem nhiều: