Điều trị bệnh viêm xoang sàng Xoang là những hốc xương rỗng trên khối xương mặt. Có hai nhóm xoang. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước. Nhóm xoang sau gồm: xoang sàng sau, và xoang bướm. Tất cả các xoang này đều có lỗ thông vào mũi. Bệnh nhân bị viêm các xoang sau có cảm giác nước mũi chảy xuống họng, nhức âm ỉ quanh hai hốc mắt, hoặc ở vùng chân mày phía gần mũi, đôi khi lan đến vùng đỉnh đầu hoặc sau gáy. Để chẩn đoán xác định viêm các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 5 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 5 Điều trị bệnh viêm xoang sàng Xoang là những hốc xương rỗng trên khối xương mặt. Có hai nhómxoang. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước.Nhóm xoang sau gồm: xoang sàng sau, và xoang bướm. Tất cả các xoang này đều có lỗ thông vào mũi. Bệnh nhân bị viêm cácxoang sau có cảm giác nước mũi chảy xuống họng, nhức âm ỉ quanh hai hốcmắt, hoặc ở vùng chân mày phía gần mũi, đôi khi lan đến vùng đỉnh đầuhoặc sau gáy. Để chẩn đoán xác định viêm các xoang sau, bệnh nhân thườngđược chụp X-quang bằng tư thế Hirzt (tư thế cằm - đỉnh đầu). Cần lưu ý rằng, không phải triệu chứng nhức đầu nào cũng do bị viêmxoang. Khi chụp X-quang ở tư thế Hirzt, bác sĩ thường đọc và ghi kết quả làmờ xoang sàng. Thật ra mờ xoang sàng có nhiều mức độ và không đồngnghĩa với viêm xoang. Do đó, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở cóchuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Hiện tại,Trung tâm Tai mũi họng TP.HCM và một số bệnh viên khác có nội soi mũixoang; tức là đưa ống soi quang học có độ phóng đại vào mũi để quang sátcác cấu trúc của mũi, nhất là các lỗ thông xoang. Các hình ảnh này đượccamera truyền lên màn ảnh, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh nhân cóthật sự bị viêm xoang hay không và có cách điều trị thích hợp. Nếu bệnh nhân bị viêm các xoang sau thì các bước điều trị (từ thấpđến cao) sau đây sẽ được thực hiện: - Điều trị nội khoa (kháng sinh, kháng Histamine, giảm viêm...). - Làm thủ thuật Proertz (thường được gọi là một danh từ bình dân làkê kê). Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặt vào mũi và hút với một áp lực vừaphải để hút các chất dịch có trong xoang và đưa thuốc vào xoang. - Nếu các phương pháp điều trị nên không khỏi thì phải phẫu thuật.Hiện nay phẫu thuật xoang sàng thường được thực hiện qua nội soi. Viêm xoang sàng thường gây các biến chứng như viêm thị thần kinhhậu nhãn cầu (gây mờ mắt) và có thể lan đến các xoang khác. Viêm các xoang cạnh mũi Các xoang mặt được thông với mũi qua lỗ thông xoang. Niêm mạccủa xoang rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp lực khôngkhí, áp lực O2 và CO2. Viêm xoang có thể xảy ra do: - Tắc lỗ thông xoang: Do viêm mũi hoặc lỗ thông nhỏ, chất dịch thoátra không kịp làm cho lỗ thông phù và càng nhỏ thêm. - Hệ thống lông chuyển ở mũi kém hoạt động. - Tuyến nhầy của niêm mạc xoang quá hoạt động. - Viêm mũi dị ứng, viêm mũi sau nhiễm virus (cúm, sởi...) và bị bộinhiễm, viêm mũi mạn tính gây polyp (thịt dư) mũi, dùng aspirin trongtrường hợp không dung nạp được thuốc và làm nặng thêm polyp mũi xoangcó sẵn. - Nhiễm trùng từ mũi hoặc từ răng số 5, 6, 7 hàm trên. - Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang. - Một số nguyên nhân toàn thân: suy giảm miễn dịch, suy yếu niêmmạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật... Nhóm xoang trước thường cho triệu chứng ở mũi, nhóm xoang sauthường cho triệu chứng phía họng. Viêm xoang cấp sẽ có các triệu chứng thường gặp sau: - Chảy nước mũi trong, dịch nhầy hoặc mủ. Nếu chảy mũi mủ; ngườibệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi; còn chảy mủ vì viêm xoang hàm do răng,người bệnh ngửi thấy mùi thối trong mũi. - Nghẹt mũi, có thể tạm thời gây mất khứu giác. - Có thể đau nhức quanh ổ mặt, nặng mặt, đau nhức một số vùng trênmặt: đau vùng má khi viêm xoang hàm, đau vùng góc trong trên mắt khiviêm xoang sàng, đau vùng đầu trong lông mày khi viêm xoang trán. Trường hợp viêm xoang mãn tính: - Nếu ở nhóm xoang trước: Hầu như không khó chịu gì, không nhứcđầu, không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi; có thể có triệu chứng xa nơi bệnhnhư ở đường tiêu hoá, phế quản, thận, khớp. - Nếu ở nhóm xoang sau: Bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phảiđằng hắng do có dịch xuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy, một sốtrường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhã cầu. Điều trị: - Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuânthủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khámbệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốchoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc, gây hại đến sức khỏe. - Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đờm xuống họng..., có thể dùngthuốc kháng sinh, kháng histamine, giảm đau, giảm xung huyết (như đối vớiDecolgen, Actifed..., người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng); có thểdùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang? - Đeo khẩu trang khi đi đường và khi làm công việc nhiều bụi bặm. - Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưngkhông làm được, một số người đã ngoáy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễmang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm. - Khám và điều trị sớm các ...