Fluor - lợi và hại Hiện nay, nhiều chế phẩm dùng cho răng miệng được quảng cáo là có chứa fluor. Thật ra đối với cơ thể, fluor là con dao hai lưỡi, thiếu cũng không được mà thừa cũng không xong. Vì vậy, để bảo đảm vừa đủ fluor, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau: Fluor là một chất hoá học có tính oxy hoá rất cao, vì thế có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Fluor có thể kết hợp với những chất có trong răng (gọi chung là aphatit), tạo ra hợp chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 6 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 6 Fluor - lợi và hại Hiện nay, nhiều chế phẩm dùng cho răng miệng được quảng cáo là cóchứa fluor. Thật ra đối với cơ thể, fluor là con dao hai lưỡi, thiếu cũng khôngđược mà thừa cũng không xong. Vì vậy, để bảo đảm vừa đủ fluor, chúng tacần lưu ý những vấn đề sau: Fluor là một chất hoá học có tính oxy hoá rất cao, vì thế có tác dụngdiệt khuẩn rất mạnh. Fluor có thể kết hợp với những chất có trong răng (gọichung là aphatit), tạo ra hợp chất fluor aphatit. Hợp chất này không tan trongmôi trường acid, có tác dụng diệt khuẩn và làm chắc răng. Fluor thường hiệndiện trong cá, rau, quả, bắp cải, đặc biệt có nhiều trong đất và nguồn nướcuống. Fluor xâm nhập vào cơ thể chúng ta chủ yếu qua đường tiêu hoá,ngấm thật nhanh vào các mô mềm và nồng độ cao nhất là ở thận. Fluor xâm nhập dễ dàng qua hàng rào nhau thai và có thể ngấm mộtphần vào phôi thai. Fluor ngấm vào xương và răng vào thời kỳ răng ngấmvôi trong xương hàm. Nồng độ an toàn cho phép của fluor là 1 ppm, có tác dụng phòngchống sâu răng và làm chắc răng. Nếu thiếu fluor, răng dễ dàng bị hư, vikhuẩn có trong thức ăn sẽ kết hợp với môi trường acid trong nước bọt làmhủy hoại men răng. Nồng độ fluor trong nước uống lớn hơn 1,5 ppm có thểgây rối loạn các tế bào men (làm cho chúng không sản sinh được nhữngthành phần cơ bản của men răng) đồng thời gây ảnh hưởng cho quá trìnhcanxi hoá men răng. Nồng độ fluor vượt quá mức cho phép thường đưa đến những triệuchứng lâm sàng như: răng không được bóng, răng ngả màu vàng hoặc xỉnđen. Nếu nặng thì răng có nhiều hố rãnh, không còn hình dáng bình thường.Nhiễm fluor còn có thể gây xơ cứng khớp xương, tổn thương tuyến giáp, cơthể chậm phát triển, tổn thương thận... Nguồn nước chúng ta đang sử dụng có hàm lượng fluor thấp hơn quyđịnh. Có thể bổ sung fluor bằng cách sử dụng kem đánh răng, thuốc súcmiệng, tuy nhiên, cần phải chú ý để đảm bảo liều lượng fluor an toàn. Bệnh sâu răng Bệnh không do con sâu gây ra mà thủ phạm chính là vi khuẩn. Sâurăng là một quá trình hoá học phá hủy các mô cấu tạo răng, có thể gặp ở mọingười, không phân biệt tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội. Răng sẽ bị sâu khi hộiđủ 3 yếu tố: vi khuẩn, chất ngọt và răng không cứng chắc. Vi khuẩn có trongmiệng sẽ biến chất đường, chất ngọt trong thức ăn có nhiều đường thànhacid trong vòng 10-15 phút. Acid này sẽ lắng đọng ở những nơi khó chải rửa(các rãnh trũng ở mặt nhai của răng, kẽ răng và cổ răng) rồi gây sâu răng. Lỗsâu bắt đầu bằng một đốm trắng, sau đó làm tan rã lớp men bên ngoài, răngbị ăn thủng dần dần và gây ra lỗ sâu. Trong miệng có nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn sâu răng.Nhưng bệnh chỉ xảy ra khi có thức ăn ngọt như đường, bột, bánh, kẹo, kem,nước ngọt... vì thức ngọt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Sâu răng diễn tiến qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 là sâu men: Acid hoà tan chất khoáng có trong men răng,tạo những đốm đục; sau đó ăn mòn dần làm cho bề mặt men gồ ghề, có màutrắng đục hoặc tạo chấm đen hay một lỗ xốp nhỏ. Sâu men không đau nênbệnh nhân chưa biết bị sâu răng, chỉ phát hiện khi đi khám răng hoặc bệnhnhân tình cờ soi gương thấy đốm đen. Lưu ý một điều là: khi men răng bịchọc thủng thì tốc độ sâu răng phát triển rất nhanh. - Giai đoạn 2 là sâu ngà: Lỗ sâu ngày càng ăn sâu và phá hủy nhanhchóng ngà răng. Bệnh nhân đau khi nhai; khi dùng thức nóng, lạnh, chua,ngọt đều ê buốt, vì thế cần sớm đến nha sĩ trám răng. - Giai đoạn 3 là tủy viêm: Giai đoạn này có sự kích thích dây thầnkinh nên gây ra những cơn đau dữ dội. - Giai đoạn 4 là tủy chết: Lượng vi khuẩn gây bệnh sinh ra nhiều hơn,đi vào vùng quanh chóp răng, xương hàm... gây sưng mặt hay viêm xươnghàm. Ngoài hậu quả thường thấy như đau nhức, ăn ngủ không ngon, tốnkém tiền bạc, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công tác... nếu không chữatrị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng do sâu răng sẽ lan xa đến mũi, họng, mắt,tim, thận, khớp. Đã có bệnh nhân tử vong vì viêm màng trong tim, nhiễmtrùng huyết do biến chứng của sâu răng. Các nước và vùng lãnh thổ có chương trình phòng ngừa tốt như HồngKông, Australia... đã kiểm soát được bệnh sâu răng và đang phấn đấu khôngcòn trẻ em sâu răng vào năm 2005. Sâu răng có thể phòng ngừa một cách dễ dàng bằng những biện phápsau: - Luôn giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sạch, đúng phương pháp vớibàn chải tốt và kem đánh răng có fluor ngay sau khi ăn, nhất là buổi tối trướckhi ngủ. - Sau khi ăn, nếu không thể đánh răng, nên súc miệng ngay và đánhrăng khi về nhà. - Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng. - Dinh dưỡng tốt cho răng, ăn những thứ tốt cho răng và cơ thể, bớt ănquà vặt ngọt; nếu ăn vặt thì nên dùng trái cây tươi có xơ để chà sạch răng vàcó thêm ...