Danh mục

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 9

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.53 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thấp khớp cấp tính (Bệnh thấp tim) Đây là một bệnh thấp khớp của người nhỏ tuổi; thường gặp ở lứa tuổi 5-15, ít thấy ở trẻ em dưới 3 tuổi và người lớn trên 25 tuổi. Bệnh thường bắt đầu sau khi bé bị viêm họng do vi trùng liên cầu khuẩn từ 1 đến 3 tuần. Viêm họng do liên cầu khuẩn là nguyên nhân thúc đẩy cơ thể phản ứng toàn thân theo kiểu miễn dịch - dị ứng, đặc biệt là ở khớp và tim. Bệnh thấp tim không phải là bệnh nhiễm trùng. Bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 9 Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 9 Thấp khớp cấp tính (Bệnh thấp tim) Đây là một bệnh thấp khớp của người nhỏ tuổi; thường gặp ở lứa tuổi5-15, ít thấy ở trẻ em dưới 3 tuổi và người lớn trên 25 tuổi. Bệnh thường bắt đầu sau khi bé bị viêm họng do vi trùng liên cầukhuẩn từ 1 đến 3 tuần. Viêm họng do liên cầu khuẩn là nguyên nhân thúcđẩy cơ thể phản ứng toàn thân theo kiểu miễn dịch - dị ứng, đặc biệt là ởkhớp và tim. Bệnh thấp tim không phải là bệnh nhiễm trùng. Bệnh xuất hiện đột ngột, các dấu hiệu rõ ràng, mạnh mẽ, nên được gọilà cấp tính. Có thể nhận biết bệnh nhờ các dấu hiệu chính như: - Sốt nóng vừa (37,5 độ C) hoặc cao (40 độ C). - Đau các khớp lớn như khớp gối, cổ chân, cổ tay, khủyu. Thấy rõkhớp sưng, nóng, đỏ và đau nhức. Đau khớp thường chạy lần lượt từ khớpnày qua khớp khác. Cũng có khi các khớp chỉ thấy đau mà không thấy rõsưng, nóng, đỏ hoặc có khi chỉ thấy một khớp bị đau. - Có những đường vòng đỏ hồng hoặc các cục cứng nhỏ dưới da, ởdọc các gân, mu bàn tay, bàn chân. - Nếu bị nặng sẽ thấy hiện tượng thở gấp và có thể đau ở vùng tim. - Trong một số trường hợp có thể có những biểu hiện ở các cơ quankhác như: ngoài da, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, nơi có không khí ẩm ướt, nhà ởchật chội, thiếu ánh sáng, ăn uống thiếu thốn. Các chuyên gia y tế lưu ý các giai đoạn thường trải qua của bệnh thấptim: - Giai đoạn 1: Viêm họng liên cầu khuẩn. - Giai đoạn 2: Bệnh thấp tim phát triển toàn diện (khớp, tim, da, thầnkinh). - Giai đoạn 3: Bệnh tim vĩnh viễn. - Giai đoạn 4: Suy tim nặng dần không hồi phục hoặc làm tử vong. Chứng đau thấp khớp bên ngoài tuy thấy rõ rệt nhất nhưng lại khôngđáng sợ; khớp không bao giờ bị làm mủ vì không phải bệnh nhiễm trùng. Vàchỉ 5 đến 15 ngày sau là nó có thể tự khỏi mà không chữa trị gì. Bệnh nặngvà đáng sợ là bệnh tim, có thể dẫn đến suy tim gây tử vong hoặc mang bệnhtim suốt đời. Theo một số liệu được thống kê, cứ 10 trẻ em bị bệnh thấp timthì có hơn 1 trẻ bị chết (10,9%). Bệnh khỏi rồi vẫn có thể tái phát hoặc tiếntriển nặng hơn. Khi trẻ đã bị bệnh thấp tim rồi (giai đoạn 2), phải đưa đếnbệnh viện sớm để được điều trị. Phòng trị: - Trước hết, cần chú trọng cải thiện các điều kiện ăn, ở, chú ý vấn đềvệ sinh môi trường, điều kiện dinh dưỡng đối với trẻ em. - Tích cực chữa trị đúng đắn viêm họng do liên cầu khuẩn. - Phải cho trẻ em bị bệnh viêm họng nhiễm trùng ăn, ngủ riêng đểtránh lây bệnh. - Trẻ đã bị bệnh thấp tim một lần rồi phải tiếp tục dùng kháng sinh đểngăn ngừa tái phát. Trẻ cần được khám bệnh thường kỳ để thầy thuốc theodõi, hướng dẫn cụ thể cách săn sóc, cách dùng thuốc và thời gian dùng thuốc. - Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thì phải sớm đưa trẻ đến cácphòng khám chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ địnhcủa thầy thuốc để có hướng điều trị kịp thời, giảm được nguy cơ ảnh hưởngxấu đến tim. BS Trương Văn Anh Tuấn Chứng đau lưng Đau lưng là một chứng bệnh thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhângây đau lưng, nhưng thường gặp nhất là lao động không đúng cách. Đaulưng do chấn thương hoặc do bệnh của cột sống cũng tương đối hay gặp. Nguyên nhân: - Thoái hoá đĩa đệm: Đĩa đệm là phần nằm giữa 2 đốt xương của cộtsống, có tính chất mềm và co giãn (nhờ vậy mà cột sống cong, ưỡn được).Các đĩa đệm có tác dụng giảm xóc khi có sức dồn nén. Các bệnh của đĩađệm dẫn đến đau lưng thường lxuất hiện do sự thoái hoá của đĩa đệm, dotuổi tác ngày càng tăng, lao động nhiều khiến đĩa đệm phải chịu nhiều dồnép lâu ngày, làm giảm đi tác dụng thun giãn. - Thoát vị đĩa đệm: Khi mang hay vác một vật nặng, cột sống phảichịu sự đè nén của vật đó, và lẽ dĩ nhiên, đĩa đệm cũng phải nhận gánh nặngnày. Nếu vật quá nặng, sức dồn ép quá mức, đĩa đệm phải phình ra, chèn éplên các dây thần kinh, gây ra cảm giác đau. Những đĩa đệm nằm ở vị trí thấpthì sẽ chịu nặng nhiều hơn, điều đó giải thích tại sao người ta hay đau cộtsống ở vùng thắt lưng. Trong một số trường hợp, đĩa đệm còn đủ khả năng chịu đựng và chỉphình ra có giới hạn, người bệnh đau vài ba ngày là đỡ. Nếu vật nặng quásức chịu đựng của đĩa đệm, nhân của đĩa đệm phải di chuyển đẩy ra làm vỡbao gối sụn và lồi ra ngoài đĩa đệm, chèn chặt vào các dây thần kinh, gâyđau lưng dữ dội, có thể gây đau thần kinh toạ, nặng hơn có thể bị liệt chân.Trong trường hợp này, bệnh nhân đau thắt lưng cấp do thoát vị đĩa đệm. - Thoái hoá cột sống: Đây là nguyên nhân thường gây đau lưng nhất.Khi người yếu thì đau càng tăng lên. Bệnh gây đau lưng từng đợt, giảm mộtthời gian rồi đau lại. - Gai đốt sống: Thường là gai đốt sống thắt lưng và đốt sống cùng.Nếu có gai đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ đau vùng gáy. - ...

Tài liệu được xem nhiều: