Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp
Số trang: 86
Loại file: pdf
Dung lượng: 847.32 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp được biên soạn nằm tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp bước vào giai đoạn triển khai mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Với đặc thù của một quốc gia đang phát triển, có khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng xuyên suốt các giai đoạn phát triển của đất nước. Ngày 5/8/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đây là lần đầu tiên, Đảng ta có một nghị quyết toàn diện nhất về vấn đề Tam nông. Từ đây, nhiều chính sách hỗ trợ đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, tạo điều kiện phát triển cũng như sức bật mới cho khu vực quan trọng, rộng lớn này. Đối với sản xuất nông nghiệp, do đặc thù về vị trí địa lý cũng như điều kiện xã hội, nông nghiệp luôn là ngành đóng vai trò rất quan trọng và ý nghĩa đối với nền kinh tế Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử, trong trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro do thiên tai, bệnh dịch gây ra đối với cây trồng và các loại vật nuôi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần tạo thêm kênh hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn, chia sẻ rủi ro, tổn thất với nông dân, ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2013, được triển khai tại 20 tỉnh, thành phố. 3 Thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg, ngày 01/3/2011, về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh thành phố được lựa chọn đã thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa, vật nuôi, thủy sản. Các trường hợp rủi ro được bảo hiểm là bão lũ, hạn hán, dịch bệnh... Kết quả, có 304.017 hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp đã tham gia bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm hơn 7,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng, số tiền bồi thường hơn 712 tỷ đồng. Qua tổng kết chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (giai đoạn 2011 - 2013) khẳng định việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là một trong những giải pháp bước đầu có kết quả tích cực trong hỗ trợ người nông dân phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, thông qua thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cũng tạo cho người sản xuất nông nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác theo hướng hiện đại hóa. Đây là mục tiêu cơ bản mà ngành Nông nghiệp Việt Nam mong muốn đạt được để tiến tới sản xuất hàng hóa toàn diện... Đồng thời, bảo hiểm nông nghiệp không chỉ hỗ trợ cho nông dân vượt qua những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mà còn là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ nông dân bên cạnh các giải pháp về đất đai, khuyến nông, khoa học kỹ thuật… Thực tiễn triển khai hoạt động thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là hết sức đúng đắn. Chính 4 sách này đã góp phần ổn định sản xuất và đời sống của người dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo động lực phát triển cho kinh tế địa phương. Tuy nhiên, kết thúc 3 năm triển khai thí điểm (2011 - 2013), bên cạnh những kết quả rất tích cực, bảo hiểm nông nghiệp đã đồng thời cũng đặt ra một số vấn đề từ thực tiễn triển khai, đòi hỏi các cấp, các ngành cùng phối hợp tháo gỡ để chính sách bảo hiểm nông nghiệp phát huy hiệu quả cao hơn nữa, là tiền đề đúc rút kinh nghiệm cho lộ trình triển khai chính thức và lâu dài. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hiểm nông nghiệp với các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với điều kiện triển khai, đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm và các bên liên quan. Sau thời gian nghiên cứu lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp bảo hiểm, các chuyên gia lĩnh vực tài chính - bảo hiểm trong và ngoài nước, ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp trực tiếp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (giai đoạn 2011 - 2013) và tham khảo kinh nghiệm quốc tế về triển khai bảo hiểm nông nghiệp, đồng thời dựa trên điều kiện địa lý, khí hậu đặc thù và khả năng của nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, ngày 18/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp. Tiếp theo đó, ngày 26/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. 5 Nhằm tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp bước vào giai đoạn triển khai mới, Nhà xuất bản Tài chính phối hợp với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) xuất bản ấn phẩm: “Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp”. Đây là ấn phẩm giới thiệu chi tiết các chính sách, chế độ và một số văn bản pháp luật về triển khai bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn mới này mà trọng tâm là Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp cùng các phụ lục hướng dẫn chi tiết kèm theo và phạm vi, đối tượng thực hiện theo Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Kỳ vọng cuốn sách sẽ thực sự là cẩm nang hướng dẫn triển khai bảo hiểm nông nghiệp cho các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan và độc giả quan tâm đối với chính sách còn nhiều mới mẻ nhưng rất có ý nghĩa kinh tế - xã hội này, góp phần đưa chính sách bảo hiểm nông nghiệp lan toả, được thực hiện hiệu quả và phát huy ý nghĩa trong thực tiễn đời sống. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 6 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 1. Ng ...
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp được biên soạn nằm tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp bước vào giai đoạn triển khai mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Với đặc thù của một quốc gia đang phát triển, có khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng xuyên suốt các giai đoạn phát triển của đất nước. Ngày 5/8/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đây là lần đầu tiên, Đảng ta có một nghị quyết toàn diện nhất về vấn đề Tam nông. Từ đây, nhiều chính sách hỗ trợ đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, tạo điều kiện phát triển cũng như sức bật mới cho khu vực quan trọng, rộng lớn này. Đối với sản xuất nông nghiệp, do đặc thù về vị trí địa lý cũng như điều kiện xã hội, nông nghiệp luôn là ngành đóng vai trò rất quan trọng và ý nghĩa đối với nền kinh tế Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử, trong trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro do thiên tai, bệnh dịch gây ra đối với cây trồng và các loại vật nuôi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần tạo thêm kênh hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn, chia sẻ rủi ro, tổn thất với nông dân, ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2013, được triển khai tại 20 tỉnh, thành phố. 3 Thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg, ngày 01/3/2011, về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh thành phố được lựa chọn đã thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa, vật nuôi, thủy sản. Các trường hợp rủi ro được bảo hiểm là bão lũ, hạn hán, dịch bệnh... Kết quả, có 304.017 hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp đã tham gia bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm hơn 7,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng, số tiền bồi thường hơn 712 tỷ đồng. Qua tổng kết chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (giai đoạn 2011 - 2013) khẳng định việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là một trong những giải pháp bước đầu có kết quả tích cực trong hỗ trợ người nông dân phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, thông qua thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cũng tạo cho người sản xuất nông nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác theo hướng hiện đại hóa. Đây là mục tiêu cơ bản mà ngành Nông nghiệp Việt Nam mong muốn đạt được để tiến tới sản xuất hàng hóa toàn diện... Đồng thời, bảo hiểm nông nghiệp không chỉ hỗ trợ cho nông dân vượt qua những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mà còn là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ nông dân bên cạnh các giải pháp về đất đai, khuyến nông, khoa học kỹ thuật… Thực tiễn triển khai hoạt động thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là hết sức đúng đắn. Chính 4 sách này đã góp phần ổn định sản xuất và đời sống của người dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo động lực phát triển cho kinh tế địa phương. Tuy nhiên, kết thúc 3 năm triển khai thí điểm (2011 - 2013), bên cạnh những kết quả rất tích cực, bảo hiểm nông nghiệp đã đồng thời cũng đặt ra một số vấn đề từ thực tiễn triển khai, đòi hỏi các cấp, các ngành cùng phối hợp tháo gỡ để chính sách bảo hiểm nông nghiệp phát huy hiệu quả cao hơn nữa, là tiền đề đúc rút kinh nghiệm cho lộ trình triển khai chính thức và lâu dài. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hiểm nông nghiệp với các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với điều kiện triển khai, đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm và các bên liên quan. Sau thời gian nghiên cứu lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp bảo hiểm, các chuyên gia lĩnh vực tài chính - bảo hiểm trong và ngoài nước, ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp trực tiếp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (giai đoạn 2011 - 2013) và tham khảo kinh nghiệm quốc tế về triển khai bảo hiểm nông nghiệp, đồng thời dựa trên điều kiện địa lý, khí hậu đặc thù và khả năng của nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, ngày 18/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp. Tiếp theo đó, ngày 26/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. 5 Nhằm tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp bước vào giai đoạn triển khai mới, Nhà xuất bản Tài chính phối hợp với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) xuất bản ấn phẩm: “Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp”. Đây là ấn phẩm giới thiệu chi tiết các chính sách, chế độ và một số văn bản pháp luật về triển khai bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn mới này mà trọng tâm là Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp cùng các phụ lục hướng dẫn chi tiết kèm theo và phạm vi, đối tượng thực hiện theo Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Kỳ vọng cuốn sách sẽ thực sự là cẩm nang hướng dẫn triển khai bảo hiểm nông nghiệp cho các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan và độc giả quan tâm đối với chính sách còn nhiều mới mẻ nhưng rất có ý nghĩa kinh tế - xã hội này, góp phần đưa chính sách bảo hiểm nông nghiệp lan toả, được thực hiện hiệu quả và phát huy ý nghĩa trong thực tiễn đời sống. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 6 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 1. Ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cẩm nang Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm nông nghiệp Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp Kinh doanh bảo hiểm Luật ngân sách nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Phần 1 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
90 trang 242 0 0 -
7 trang 181 0 0
-
Quy trình tạm ứng và thanh toán kinh phí
10 trang 161 0 0 -
Lịch sử ra đời bảo hiểm hàng hải
2 trang 120 0 0 -
179 trang 84 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Chương 1 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
18 trang 67 0 0 -
Nghị quyết số 242/2019/NQ-HĐND tỉnh HưngYên
3 trang 67 0 0 -
9 trang 59 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Chương 2 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
24 trang 57 0 0 -
Câu hỏi nhận định đúng hoặc sai về Luật ngân sách nhà nước
7 trang 56 0 0