Danh mục

CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - CÁC PHƯƠNG HUYỆT CHỮA TRỊ CÔNG HIỆU

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 902.79 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp người thầy thuốc thực hành châm cứu một cách thuận lợi, xin trích các phương phối hợp huyệt và tác dụng của nó đã được trình bày ở chương 10 và các sách khác, đem phân loại theo tác dụng và giới thiệu trong bài này. Do mục đích tiện dùng là chính, phần này lược đi những xuất xứ của các phương huyệt có ghi ở các sách gốc dùng để tuyển chọn, song vẫn dịch nguyên tên chứng bệnh theo các sách gốc đã ghi. Việc giản lược xuất xứ, cũng như việc dịch nguyên tên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - CÁC PHƯƠNG HUYỆT CHỮA TRỊ CÔNG HIỆU CẨM NANG CHẨN TRỊĐÔNG Y - CÁC PHƯƠNGHUYỆT CHỮA TRỊ CÔNG HIỆU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG YCÁC PHƯƠNG HUYỆT CHỮA TRỊ CÔNG HIỆU CÁC PHƯƠNG HUYỆT CHỮA TRỊ CÔNG HIỆUHƯỚNG DẪN SỬ DỤNGĐể giúp người thầy thuốc thực hành châm cứu một cách thuận lợi, xin trích các phương phốihợp huyệt và tác dụng của nó đã được trình bày ở chương 10 và các sách khác, đem phân loạitheo tác dụng và giới thiệu trong bài này.Do mục đích tiện dùng là chính, phần này lược đi những xuất xứ của các phương huyệt có ghiở các sách gốc dùng để tuyển chọn, song vẫn dịch nguyên tên chứng bệnh theo các sách gốcđã ghi.Việc giản lược xuất xứ, cũng như việc dịch nguyên tên chứng bệnh và phương huyệt chữachứng đó, có tên theo y học hiện đại, có tên theo y học cổ truyền đúng như sách gốc, là ý đồriêng theo nhận định cho rằng: Nếu những người sử dụng sách này đã học qua Tây y thì cáctên chứng bệnh theo y học cổ truyền cũng cần biết, còn bỏ xuất xứ của phương huyệt phối hợpvì chúng rườm rà và lệch trọng tâm. Nếu thầy thuốc Đông y chưa học về Tây y thì tên bệnhtheo y học hiện đại sẽ giúp hiểu biết thêm, tạo điều kiện thuận lợi khi cần kết hợp Đông Tây yđể điều trị cho người bệnh.Cũng do mục đích thực hành, thấy cần phải nói rõ thêm về cách sử dụng chương này như sau:A. Đối với những chứng bệnh cụ thể, ta có thể dùng ngay phương huyệt có tác dụng tươngứng. Ví dụ: Đau đầu mất ngủ, ta lấy phương Phong long, An miên; đau răng hàm trên lấyphương Thái dương, Hợp cốc; trứng cá ở mũi lấy Tố liêu, Nghinh hương, Hợp cốc...B. Đối với những tên bệnh, có nhiều phương huyệt khác nhau, do phối hợp tác dụng củacác huyệt khác nhau, như chứng đau đầu tuy cùng một tên chứng nhưng có sáu phươnghuyệt như:- Phương thứ 1: Bách hội, Ấn đường, Thái dương, Hợp cốc.- Phương thứ 2: Thượng tinh, Hợp cốc.- Phương thứ 3: Tam dương lạc, Phong trì.- Phương thứ 4: Tứ độc, Phong trì thấu Phong trì bên kia, Thái dương thấu Suất cốc.- Phương thứ 5: Đồng tử liêu, Tán trúc, Phong trì, Dương phụ.- Phương thứ 6: Can du, Mệnh môn.Ở một số tên bệnh, chứng khác cũng có hiện tượng tương tự.Gặp trường hợp này, vận dụng kiến thức về bệnh học và học thuyết kinh lạc, học thuyết tạngphủ mà chọn dùng phương huyệt cho hợp. Ví dụ:- Theo kinh có bệnh: Bệnh thiếu dương kinh gây ra đau đầu (phong hỏa ở thiếu dương kinh làthủ thiếu dương tam tiêu, túc thiếu dương đảm), dùng phương huyệt thứ 3 trong ví dụ trên làcác huyệt: Tam dương lạc (kinh thủ thiếu dương tam tiêu) và huyệt Phong trì (kinh túc thiếudương đảm). 1Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG YCÁC PHƯƠNG HUYỆT CHỮA TRỊ CÔNG HIỆU- Theo chứng nơi đau, như: Đau bên đầu nhức vào trong mắt làm bệnh đảm hỏa đầu thống,dùng phương huyệt thứ 5 trong ví dụ trên là các huyệt: Đồng tử liêu, Tán trúc, Phong trì, Dươngphụ (vì tất cả các huyệt trong phương đều ở kinh đảm); hỏa nhiệt đau đầu, dùng phương huyệtthứ 6 trong ví dụ trên là các huyệt: Can du, Mệnh môn để tả hỏa ở can.- Nếu dựa vào mạch, theo nguyên tắc mạch tượng trên mạch vị, kết hợp với chứng ngườibệnh tự cảm thấy mà chọn phương huyệt cho hợp.- Nếu có các chỉ số nhiệt kinh lạc theo phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc (chương 19),thì dựa vào phân định lý hàn, lý nhiệt của kinh mạch mà chọn dùng phương có những huyệttrên đường kinh phù hợp.Chương này là tập hợp phong phú về các phương huyệt, đa dạng về tên bệnh theo đủ mọicách chẩn đoán như: Phương tiện hiện đại, tứ chẩn cổ truyền, chứng người bệnh tự cảm thấy,ở khắp các cơ quan nội tạng và ngoài chi thể của con người. Là kinh nghiệm đúc rút được củanhiều thời đại, nó sẽ giúp ích không nhỏ trong quá trình thực hành châm cứu chữa bệnh ngàynay. 2Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG YCÁC PHƯƠNG HUYỆT CHỮA TRỊ BỆNH CỦA 14 ĐƯỜNG KINHCÁC PHƯƠNG HUYỆT CHỮA TRỊ BỆNH CỦA 14 ĐƯỜNG KINH (851 phương)Phần 1. BỆNH VÙNG ĐẦU1. Đau đỉnh đầu: Bách hội, Hợp cốc, Thái khê.2. Đau đỉnh đầu: Bách hội, Hợp cốc, Thái xung.3. Đau đầu: Bách hội, Ấn đường, Thái dương, Hợp cốc.4. Đau đầu: Thượng tinh, Hợp cốc.5. Đầu phong đau đầu: Bách hội, Hợp cốc, Kinh cốt, Thân mạch.6. Đầu phong: Bách hội, Thượng tinh, Hợp cốc.7. Đau đầu: Tam dương lạc, Phong trì.8. Đau đầu: Tứ độc, Phong trì thấu Phong trì bên kia, Thái dương thấu Suất cốc.9. Đau đầu: Đồng tử liêu, Tán trúc, Phong trì, Dương phụ.10. Nóng rét đau đầu, mồ hôi không ra: Dương trì, Phong môn, Thiên trụ, Đại chùy.11. Đau đầu: Thông thiên, Thái dương, Phong trì, Hợp cốc.12. Đau đầu: Can du, Mệnh môn.13. Váng đầu mất ngủ: Phong long, An miên, Thần môn.14. Đau phía trước đầu: Thần đình, Thượng tinh, Ấn đường.15. Đau phía sau đầu: Phong trì, Đại chùy, Hậu khê.16. Đau một bên đầu: Phong trì, Huyền chung, Hiệp khê.17. Đau một bên đầu: Phong trì, Ty trúc không, Trung chử.18. Đau một bên đầu: Đầu duy, Liệt khuyết.19. Đau một bên đầu: Đầu duy, Suất cốc hoặc Đầu duy thấu Suất cốc.20. Đầu và gáy đau: Chí âm, Phong trì, Thái dương.21. Đầu choáng mắt đau: Phi dương, Hợp cốc.22. Viêm não Nhật Bản B: Bách hội, Phong phủ, Đại chùy, Khúc trì.23. Viêm màng não: Phong trì, Đại chùy, Khúc trì, Dương lăng tuyền.24. Đại não phát triển không đều khắp: Á môn, Đại chùy, Ế minh, Nội quan, Túc tam lý, Tích tam huyệt. 1Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG YCÁC PHƯƠNG HU ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: