Danh mục

CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - PHÉP DƯỠNG SINH

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.56 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dương Kế Châu, danh y thời Minh ở Trung Quốc, tác giả bộ sách Châm cứu đại thành là một trong những thầy thuốc rất coi trọng dưỡng sinh cả về mặt thể chất và tình thần, chúng tôi xin lược trích những nét chính yếu ông đã viết để cùng tham khảo như sau:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - PHÉP DƯỠNG SINH CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG YPHÉP DƯỠNG SINH PHÉP DƯỠNG SINHNgười thấy thuốc trước hết phải biết gương mẫu thực hiện phép dưỡng sinh, lấy kết quả luyệntập dưỡng sinh ở chính bản thân mình làm hình ảnh chứng minh, đồng thời phải giúp ngườibệnh nhận ra những nguyên nhân đưa đến bệnh tật cho họ, phải hướng dẫn cách phòng ngừa,để sau khi khỏi bệnh, người bệnh có thể tự mình giữ gìn, không để bệnh tái phát.Dương Kế Châu, danh y thời Minh ở Trung Quốc, tác giả bộ sách Châm cứu đại thành là mộttrong những thầy thuốc rất coi trọng dưỡng sinh cả về mặt thể chất và tình thần, chúng tôi xinlược trích những nét chính yếu ông đã viết để cùng tham khảo như sau:VỀ PHẾ Phế thấy rõ là cái che đậy ngũ tạng, tiếng nói từ đó mà ra, da dẻ dựa vào đó mà được sáng nhẵn, Người ta chỉ vì nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm (trong thì bảy loại tình cảm day dứt gây hại, ngoài thì nhiễm sáu thứ khí trời quá mạnh gây bệnh) mà sinh thở ra hít vào không yên bình, phế kim do đó mà không sạch. Cho nên muốn kim sạch sẽ, trước hết phải giữ cho nhịp thở đều, thở đều thì động nạn chẳng sinh, tâm hoả tự yên. Một là, phải an tâm xuống; hai là, thả lỏng cơ bắp trong thân mình; ba là, luôn nghĩ rằng khí ra voà ở tất cả lỗ chân lông, thông không trở ngại, chú ý làm cho hơi thở nhè nhẹ, đó là cách thở đùng. Thở bắt đầu từ tâm, tâm tĩnh thì khí đều, từng hơi thở đều quay về gốc, đó là mẹ của kim đan (kim đan là thuốc trường sinh)... Mùa thu nên kiêng ăn các loại rau quả họ dưa (dưa, bí, mướp). Mùa thu thấy ấm chân, mát đầu, đó là lúc khí được thanh túc (sạch sẽ nghiêm chỉnh), và cơ thể được thu liễm (được gom vào). Từ ngày hạ chí trở đi, âm khí vượng dần, chiếu mỏng, áo mỏng nên bồi thêm nền thọ. “Mập pháp” dặn rằng: “Đi, ở, nằm, ngồi thường ngậm miệng, thở ra hít vào cho điều hoà nhịp; ít nói, cam tân ngọc dịch (nước miếng) xuống họng đều đều, không lúc nào phổI không nhuận (ẩm ướt), làm cho tà hoả giáng xuống mà phế kim được mát”.Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 1 CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG YPHÉP DƯỠNG SINHVỀ TỲ Tỳ ở giữa ngũ tạng; gửi vượng trong 4 mùa (tứ quý: đoạn cuối của bốn mùa), chứa ngũ vị mà nuôi lớn, năm thần nhân đó mà lộ rõ ra ngoài, tứ chi, bách bài (trâm đốt xương và bàn chân) dựa vào đó mà vận động. Người ta chỉ do ăn uống không điều độ, làm mệt mỏi quá sức thì tỳ khí bị thương (bị hại); tỳ vị cùng bị thương thì ăn uống không tiêu hoá, miệng không biết mùi vị, tứ chi mệt mỏi, bụng trên đầy trướng, làm mửa, làm ỉa, làm tích ở ruột, những điều đó sách Nội Kinh đều chép đầy đủ, nên tìm học để biết. Đã không đói mà ăn mạnh thì tỳ mệt, không khát mà uống mạnh thì dạ trướng. Ăn quá no thì khí mạnh không thong, làm cho tâm bí tắc; ăn quá ít thì thân gầy, tâm bang khuâng, ý nghĩ không vững chắc. Ăn vật tanh trọc thì tâm thức hôn me, muốn ngồi tưởng nhớ (niệm) cũng không yên; ăn vật không phù hợp thì tứ đại ly phản (khí, huyết, tân, dịch rời nhau) mà động đến bệnh cũ, đều không phải là vệ sinh. Nêu một câu để làm ví dụ, “Ăn tất phải có giờ, uống tất phải có mức”, “không no không đói là được”. NGười ăn uống như vây, không chỉ tỳ vị thuần sạch mà ngũ tạng, lục phủ cũng điều hoà. Kinh nói rằng : “Tỳ phổ vượng có thể sinh ra vạn vật, suy thì sinh ra bách bệnh”. Ngày xưa Đông Pha (Tô Đông Pha, nhà tư tưởng, nhà thơ lớn của Trung Quốc) điều tỳ thổ, ăn uống không quá một chén rượu, một miếng thịt, có người mời ép ăn uống, ông thưa tránh rằng: “Một là, an phận để dưỡng phúc: hai là, khoan vị để dưỡng khí; ba là: giảm phí để dưỡng của” Người muốn giữ cệ sinh thì dưỡng ở trong, người không muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở ngoài. Người dưỡng ở trong thì tạng phủ yên ổn, điều thuận huyết mạch. Người dưỡng ở ngoài thì rất chăm nếm thứ ngon, hết mức ăn uống cho sướng miệng, tuy cơ thể có béo đẫy, nhưng khí thì khốc liệt gậm hết phủ tạng ở trong.Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 2 CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG YPHÉP DƯỠNG SINHVỀ TÂM Tâm là chủ soái của toàn than, đầu đường sinh tử. Tâm sống thì mọi thứ muốn sống, mà thần không nhập khí (thần không biến vào hơi thở). Tâm tính thì mọi thứ muốn tĩnh, mà thần với khí hoà hợp nhau (bao bọc nhau). “Nội kinh” nói rằng: Tháng hạ, thân người ra phát dương khí ra ngoài, dấu âm khí ở trong, là lúc thoát tinh thần, tránh lưu thong (giao hợp nam nữ) làm tiết tinh khí. Ba tháng mùa hạ nói chung, khí thiên địa giao nhau, vạn vật hoá thực (lớn mạnh), “đêm nằm dậy sớm, không ngán ban ngày”, làm cho khí không giận giữ, khả năng biến thành tài năng. Đó là ứng với khí mùa hạ, phải dưỡng thành cái đạo như thế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: