Các tài liệu nghiên cứu gần đây của Tổ chức Bảo tồn thế giới cho thấy ở phạm vi toàn cầu có khoảng 13% số loài thực vật trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đe doạ tiềm năng sử dụng của nhân loại trong tương lai
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 13 CẢI THIỆN GIỐNG VÀ QUẢN Lí GIỐNG CÂY RỪNG Ở VIỆT NAM Phần 2
Phần 3: Bảo Tồn Nguồn Gen Cây rừng
1. Suy giảm nguồn gen
Các tài liệu nghiên cứu gần đây của Tổ chức Bảo tồn thế giới (IUCN) cho thấy ở phạm vi
toàn cầu có khoảng 13% số loài thực vật trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đe
doạ tiềm năng sử dụng của nhân loại trong tương lai. Qua xem xét dữ liệu từ 189 quốc gia và
vùng lãnh thổ, mới đây các nhà khoa học Mỹ cho thấy có khoảng 22 - 47% số loài thực vật có thể
bị đe doạ, cao hơn nhiều so với con số dự đoán 13% của IUCN. Các số liệu công bố năm 1998
cho thấy ở Hoa Kỳ, có tới 29% số loài thực vật (4669 loài trong tổng số 16.108 loài) đã được liệt
kê vào danh sách bị đe doạ. Con số các loài thực vật đang bị đe doạ ở Gia-mai-ca là 22,5%; ở
Thổ Nhĩ Kỳ là 21,7%; Tây Ban Nha là 19,5%; Ôxtrâylia là 14,4%; Cu Ba 13,6%; Pê Ru 13,1%;
Nhật Bản 12,7% và Bradin là 2,4%.
1.1. Suy giảm tài nguyên rừng
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng
330.000 km2, kéo dài từ vĩ độ 8 o Bắc tới vĩ độ 23 o Bắc, trong đó quỹ đất lâm nghiệp là 16,0 triệu ha,
chiếm khoảng 48,3% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, dự kiến đến cuối năm 2010 độ che phủ của
rừng đạt 43% (bảng 3.1. - Chiến lược phát triển lâm nghiệp, giai đoạn 2001 - 2010).
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2010
Chỉ tiêu Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010
Độ che phủ rừng toàn quốc 39% 43%
Rừng phòng hộ 5,4 triệu ha 6,0 triệu ha
Rừng đặc dụng 1,6 triệu ha 2,0 triệu ha
Rừng sản xuất 6,2 triệu ha 8,0 triệu ha
Hệ thực vật rừng Việt Nam rất phong phú và đa dạng song chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Theo ước tính của các nhà khoa học, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật, ngoài các chi và
loài đặc hữu, hệ thực vật nước ta còn được bổ sung nhiều loài của các hệ thực vật xung quanh, đó
là:
- Hệ thực vật Malaixia - Inđônêxia: Từ phía nam lên, mà đại diện là gần 50 loài cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae) trong đó phải kể đến các loài có giá trị lớn như Dầu rái (D. alatus), Sao
đen (Hopea odorata), Vên vên (Anisoptera costata) và một số loài cây đang bị đe doạ như
Sến cát ở Hàm Thuận Nam, Dầu cát phân bố dọc bờ biển từ Hàm Thuận Nam đến Bình
Châu-Phước Bửu, Chai lá cong và Sao lá hình tim ở Cam Ranh.
- Hệ thực vật Trung Hoa: từ phía bắc xuống, với các đại diện cho hệ thực vật á nhiệt đới và ôn
đới như: Các loài cây hạt trần (Gymnospermae), Dẻ (Fagaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Cáng
lò (Betulaceae), Hồ đào (Juglandaceae), Long não (Lauraceae).
- Hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện: từ phía tây sang, gồm có các đại diện là : Bàng
(Combretaceae), Gạo (Bombaceae), Bằng lăng (Lythraceae).
Theo bộ Thực vật chí Đông Dương (Lecomte, 1905-1952, Flore Génerale de l’Indo-
Chine, các tập I, II, III, IV, V, VI, VII), Việt Nam có trên 7000 loài thực vật có mạch thuộc 1850
chi, 290 họ, trong đó có 64 chi đặc hữu chiếm 3% tổng số chi và 2084 loài đặc hữu chiếm 27,5%
tổng số loài. Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Trần Đình Lý, 1993) thông báo chỉ riêng
80
ngành Khuyết thực vật (Ptesidophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt kín
(Angiospermae) đã có khoảng 11.000 loài của trên 2500 chi.
Xét về phương diện quốc gia, các công trình nghiên cứu xuất bản trong “Thực vật chí
Đông Dương” (Lecomte, 1905 - 1952) đã định danh được 7000 loài thực vật bậc cao có mạch,
thuộc 1850 chi và 290 họ thực vật ở Việt Nam. Năm 1990, Nguyễn Tiến Bân đã thống kê được
8500 loài, 2050 chi thực vật Hạt kín, trong đó lớp Một lá mầm có 2200 loài của 460 chi còn lớp
Hai Lá mầm có 6300 loài của 1590 chi. Phan Kế Lộc (1996) đã liệt kê được 10361 loài thực vật
có mạch thuộc 2256 chi và 305 họ thực vật. Sau đó một năm, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tập
hợp và chỉnh lý tên theo hệ thống Brummit (1992) và đưa ra danh sách gồm 11.178 loài của 2582
chi và 395 họ thực vật.
Các nghiên cứu cũng tập trung sâu hơn cho một số Vườn quốc gia và khu BTTN chính
như Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Hoàng Liên, Tam Đảo, Yokdon v.v. (bảng 3.2).
Toàn bộ hệ thực vật Việt Nam được đặc trưng bởi tỷ lệ các loài đặc hữu cao, khoảng 33%
ở miền Bắc (Pocs Tamas, 1965). Theo Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học đã được Chính phủ
phê duyệt năm 1995, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật, 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài
bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2470 loài cá, 5500 loài côn trùng, trong đó có khoảng 40% số loài thực vật
thuộc loại đặc hữu, không tìm thấy ở nơi nào khác ngoài Việt Nam.
Nhân dân ta từ hàng ngàn năm nay đã sử dụng hàng ngàn loài cây làm lương thực, thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu, cây cảnh, cây trang trí và các mục tiêu khác. Vũ Văn
Chuyên, Lê Trần Chấn và Trần Hợp (1987) chia các loài thực vật thành các nhóm như sau :
- Cây cung cấp gỗ : 1200 loài của 100 chi.
- Cây nguyên liệu giấy sợi : 100 loài
- Cây cung cấp tinh dầu : 500 loài,có 160 loài có giá trị cao.
- Cây cho dầu béo : 260 loài.
- Cây cho tanin : 600 loài.
- Cây làm thuốc nhuộm : 200 loài.
- Cây làm thuốc : 1000 loài.
81
Bảng 3.2. Thành phần loài cây trong cả nước và ở một số Vườn quốc gia quan trọng
Tt Tên vườn loài Chi Họ Cây thuốc Cây gỗ
1 Ba Bể 369 272 98 x x
...